BI – Business Intelligence

08.06.2022

BI – Business Intelligence là gì?

BI – Business Intelligence là việc thu thập, lưu trữ và phân tích hệ thống dữ liệu hoạt động của doanh nghiệp bằng phần mềm.

BI thực hiện các công việc: khai thác dữ liệu, phân tích quy trình, đánh giá hiệu suất và phân tích mô tả.

BI phân tích dữ liệu hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra các báo cáo trực quan, đo lường hiệu suất và phân tích xu thế để giúp cho việc đưa ra các quyết định quản lý

Ý chính:

  • BI được xem là nền tảng công nghệ để thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu của Doanh nghiệp.
  • BI phân tích dữ liệu hoạt động, tạo ra các báo cáo và thông tin giúp người quản lý đưa ra các quyết định tốt hơn.
  • Những công ty phần mềm tạo ra các giải pháp BI – Business Intelligence nhằm giúp cho khách hàng có nhu cầu sẽ sử dụng dữ liệu tốt hơn
  • Giải pháp BI có nhiều công cụ và phần mềm với nhiều dạng như bảng tính, phần mềm báo cáo / truy vấn, phần mềm trực quan hóa dữ liệu, công cụ khai thác dữ liệu và xử lý phân tích trực tuyến.
  • Cá nhân không rành về kỹ thuật vẫn có thể truy cập, khám phá dữ liệu bằng phần mềm đồng bộ hóa dữ liệu trong BI.

Nhận thức về BI – Business Intelligence

Nhu cầu sử dụng BI – Business Intelligence bắt nguồn từ nhận thức rằng các nhà quản lý sẽ có xu hướng đưa ra các quyết định tồi tệ khi không có những thông tin chính xác và đầy đủ . Giống như những nhà thiết kế ra các mô hình tài chính nhận thấy điều này như là “rác vào, rác ra”, nghĩa là dữ liệu sai sẽ đưa ra các quyết định sai.

BI – Business Intelligence giúp giải quyết các vấn đề này bằng cách phân tích hệ thống dữ liệu, trình bày các chỉ số một cách lý tưởng trên bảng điều khiển và được thiết kế nhanh nhằm hỗ trợ các quyết định tốt hơn.

Thực tế

“Hầu hết các công ty có thể hưởng lợi từ việc kết hợp các giải pháp BI – Business Intelligence; Bởi vì các nhà quản lý có quyết định tốt hơn khi có thông tin tốt hơn”

Lưu ý đặc biệt

Để có hiệu quả cao, BI phải có: độ chính xác, kịp thời và số lượng của dữ liệu.

Đó là việc nắm bắt và kiểm tra các nguồn dữ liệu chính xác và theo đúng mong muốn nhằm giúp cho việc phân tích được đa chiều.

Tuy nhiên, khi Doanh Nghiệp chưa có hệ thống dữ liệu đồng bộ thì việc thu thập và phân tích sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các công ty phần mềm đã cung cấp các giải pháp BI để tối ưu hóa thông tin thu thập được từ các nguồn dữ liệu. Đây là những ứng dụng phần mềm cấp độ doanh nghiệp được thiết kết để hợp nhất và phân tích dữ liệu của một công ty.

Mặc dù những giải pháp phần mềm đang ngày càng phát triển và trở nên tinh vi hơn, các nhà khoa học dữ liệu vẫn cần lựa chọn giữa tốc độ và chiều sâu của báo cáo.

Từ các nguồn dữ liệu sẽ xuất hiện rất nhiều thông tin chi tiết mà doanh nghiệp cần nắm bắt tất cả. Tuy nhiên việc phân tích dữ liệu có thể lọc ra các nguồn để tìm ra những điểm dữ liệu thể hiện toàn bộ tình trạng hoặc quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp tập trung nhu cầu nắm bắt và phân loại mọi thứ để phân tích, tiết kiệm thời gian dành cho việc phân tích và tăng tốc độ hoàn thành báo cáo.

Các công cụ và phần mềm dùng cho BI

Các công cụ và phần mềm dùng cho BI có nhiều dạng khác nhau và những ứng dụng phổ biến nhất :

  • Bảng tính: Những bảng tính như Microsoft Excel và Google là một số công cụ mà BI sử dụng rộng rãi nhất.
  • Phần mềm báo cáo: Phần mềm báo cáo được sử dụng để báo cáo, sắp xếp, lọc và hiển thị dữ liệu.
  • Phần mềm trực quan hóa dữ liệu: Phần mềm trực quan hóa dữ liệu chuyển đổi các bộ dữ liệu thành các đồ họa dễ đọc, trực quan, hấp dẫn để nhanh chóng có được thông tin chi tiết.
  • Công cụ khai thác dữ liệu: Các công cụ khai thác dữ liệu “khai thác” lượng lớn dữ liệu cho các mô hình sử dụng như trí tuệ nhân tạo, một nhánh của trí tuệ nhân tạo và thống kê.
  • Quy trình phân tích trực tuyến (OLAP): Các công cụ phân tích trực tuyến cho phép người dùng phân tích toàn bộ dữ liệu ở nhiều góc độ khác nhau dựa trên các quan điểm kinh doanh khác nhau.

Những lợi ích của BI – Business Intelligence

Có rất nhiều lý do cho thấy vì sao mà ngày càng nhiều công ty áp dụng BI. Nhiều công ty sử dụng nó để hỗ trợ cho các chức năng đa dạng như tuyển dụng, tuân thủ, sản xuất và tiếp thị. BI là giá trị kinh doanh cốt lõi, rất khó để tìm thấy bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào không đạt được lợi ích khi sử dụng những thông tin tốt hơn để làm việc.

Các lợi ích mà công ty có được sau khi áp dụng BI vào mô hình kinh doanh của họ: việc phân tích cùng với báo cáo nhanh và chính xác hơn, cải tiến chất lượng dữ liệu, nhận được sự hài lòng của nhân viên, giảm chi phí và tăng doanh thu, cùng với đó là khả năng đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

Sự ra đời của BI giúp các doanh nghiệp tránh được những vấn đề “dữ liệu sai đưa ra các quyết định sai” do việc phân tích dữ liệu không đúng và không đủ.

Ví dụ: Nếu bạn đang chịu trách nhiệm về lịch trình sản xuất cho một số nhà máy sản xuất đồ uống và doanh số bán hàng đang hiển thị mức độ tăng trưởng mạnh hàng tháng trong một khu vực cụ thể, bạn có thể chấp thuận tăng ca gần với thời gian thực tế làm để đảm bảo các nhà máy của bạn đều có thể đáp ứng nhu cầu.

Tương tự, bạn có thể nhanh chóng ngừng sản xuất sản phẩm đó nếu như mùa hè lạnh hơn bình thường bắt đầu ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Việc thao túng sản xuất này là một ví dụ hạn chế về cách mà BI có thể làm để tăng lợi nhuận và giảm chi phí khi được sử dụng đúng cách.

Một số doanh nghiệp áp dụng BI

Lowe’s Corp

Lowe’s Corp, công ty vận hành chuỗi chuyên về sửa chữa nhà lớn thứ hai trên thế giới, là một trong những công ty áp dụng giải pháp BI sớm nhất. Cụ thể, công ty đã dựa vào các giải pháp BI để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của mình, phân tích các sản phẩm để xác định gian lận tiềm ẩn và giải quyết các vấn đề liên quan đến phí giao hàng tập thể từ các cửa hàng của mình.

Công ty đóng chai Coca-Cola

Coca-Cola đã gặp vấn đề với quy trình báo cáo thủ công hàng ngày: họ bị hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu vận hành và kinh doanh theo thời gian thực.

Nhưng bằng cách thay thế quy trình thủ công bằng hệ thống BI tự động, công ty đã hợp lý hóa hoàn toàn quy trình và tiết kiệm được 260 giờ mỗi năm (hoặc hơn sáu tuần làm việc với 40 giờ mỗi tuần). Giờ đây, các nhóm của công ty có thể nhanh chóng phân tích các chỉ số như hoạt động giao hàng, ngân sách và khả năng sinh lời chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Nguồn: Investopedia – Đoàn Minh Anh biên dịch

Tin trước: Luna mới có thể thành 'blockchain ma'

Tin tiếp: