IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Gạch ốp lát là dòng sản phẩm silicat, nằm trong nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện, gồm ba sản phẩm chính là gạch đất sét nung (Cotto), gạch tráng men (Ceramic) và gạch xương bán sứ (Porcelain, hay thường gọi là granite tại thị trường Việt Nam). Sản phẩm ngành chủ yếu phục vụ tiêu thụ trong nước với tỉ lệ xuất khẩu khoảng 10% – 20% công suất trong nước. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gạch ốp lát đạt 350 triệu USD, chiếm 21% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu vật liệu xây dựng.

Ngành gạch ốp lát thế giới có mức độ tập trung khá cao khi top 10 quốc gia dẫn đầu trung bình chiếm tới 82% tổng sản lượng sản xuất. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu cả về sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát với gần 50% cơ cấu sản lượng thế giới. Tây Ban Nha và Ý là hai quốc gia tập trung mạnh vào xuất khẩu với tỉ lệ trên tổng sản lượng sản xuất cao nhất thế giới gần 80%.

Việt Nam nằm trong số những nhà sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát lớn nhất thế giới và đang trong giai đoạn quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ gạch tráng men sang xương bán sứ. Năm 2017, sản xuất và tiêu dùng gạch ốp lát trong nước lần lượt đạt đạt 560 triệu (+15,5% yoy) và 580 triệu m2 (+40,8% yoy) trong năm 2017. Với cơ cấu 4,1% và 4,4% sản lượng sản xuất và tiêu thụ toàn cầu, Việt Nam đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin.

Bên cạnh các doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch lát lâu năm như: Viglacera, Hoàng Gia, Đồng Tâm, Thạch Bàn, Thiên Hà còn có nhiều đơn vị tham gia với vốn đầu tư nước ngoài như: Bạch Mã, Taicera, Prime… đều có khả năng cho ra thị trường sản lượng gạch vô cùng lớn.

Chuỗi giá trị ngành gạch ốp là:

Ngành gạch ốp lát thế giới đang trong giai đoạn tái tổ chức, tiến dần tới bão hòa:

Sang thế kỉ 21, chu kì ngành bước vào giai đoạn tái tổ chức. Sản lượng gạch ốp lát thế giới đạt tốc độ tăng trưởng kép trung bình 5,5% cho từng giai đoạn 5 năm. Con số này thấp hơn nhiều so với 20% của giai đoạn 1990 – 1995. Cùng với đó, xuất hiện xu hướng chuyển dịch tỉ trọng sản xuất từ châu Âu và châu Mỹ sang các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Việt Nam. Trong khi các nước châu Âu đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu, liên tục cải tiến công nghệ, tăng mạnh giá trị gia tăng trên sản phẩm nhằm xuất khẩu, các nước châu Á tập trung đầu tư công suất lớn với công nghệ chạy theo sau châu Âu từ 2 đến 3 năm.

Hoạt động xây dựng tại khu vực châu Á chậm lại sau khoảng thời gian bùng nổ cùng sự đa dạng vật liệu thay thế dự báo khiến sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát thế giới chỉ tăng nhẹ khoảng 3% trong thời gian tới.

Xu hướng công nghệ mới trong sản xuất gạch ốp lát với xu thế máy ép lực cao hình và máy in kỹ thuật số:

Từ các nguyên liệu đất sét, tràng thạch, cát, dolomit & cao lanh; phối liệu gạch được nghiền mịn, ép bán khô hoặc khô và nung kết nối ở nhiệt độ cao. Kết cấu gạch ốp lát gòm 3 phần chính: phần xương để chịu lực, lớp men lót trung gian và lớp men màu thẩm mĩ tạo hoa văn. Hiện nay, công nghệ trong sản xuất gạch ốp lát có thể được chia theo số lần nung: nung nhanh một lần, nung hai lần và nung ba lần. Công nghệ nung ba lần tiên tiến nhất nhưng ít phổ biến, hiện chỉ có Prime sử dụng công nghệ này. Xu hướng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu cũng khiến nung hai lần ít được sử dụng. Do vậy, công nghệ nung một lần là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp gạch ốp lát tại Việt Nam.

1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng?
6
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Dựa trên nền tảng của hệ thống Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Meliasoft. Meliasoft đã xây dựng và phát triển giải pháp ERP cho ngành Gạch ốp lát với nhiều module chức năng đáp ứng nhu cầu quản lý sản xuất đặc trưng cho ngành Sản xuất và thương mại gạch Ốp lát. ERP của Người việt hướng đến nền công nghiệp 4.0. Giải pháp được Meliasoft đúc rút sau quá trình nghiên cứu sâu … Do đó chúng tôi am hiểu những khó khăn và yêu cầu trong sản xuất và phân phối ngành Gạch ốp lát để tư vấn cho khách hàng giải pháp quản trị doanh nghiệp Gạch ốp lát sao cho hiệu quả.
Khó khăn doanh nghiệp gạch ốp lát gặp phải
01
01
Tự động hóa doanh nghiệp chưa cao. Các bộ phận hoạt động rời rạc, thiếu sự liên kết chặc chẽ với nhau, phụ thuộc vào con người, nâng suất lao động thấp, chi phí hoạt động cao, lãng phí, thất thoát trong hoạt động.
02
Chưa nắm được sức khỏe doanh nghiệp, công tác lập kế hoạch kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, giao việc và giám sát tình trạng công việc giữa các bộ phận, cá nhân còn khá thụ động và phụ thuộc vào con người rất nhiều, việc số hóa doanh nghiệp còn thấp.
02
03
03
Khó khăn trong việc tư vấn bán hàng, tìm kiếm thông tin sản phẩm, liên lạc khách hàng; kiểm soát chủng loại, quy cách, màu sắc, hàng thay thế giữa các nhãn hàng; công tác quản lý giữa nhà Sản Xuất, các Đối tác, Nhà phân phối và Đội ngũ bán hàng.
04
Thiếu công cụ kết nối giữa nhà cung cấp,đại lý, khách hàng chủ động công tác bán hàng có thể đặt hàng qua app, website bán hàng để tra thông tin về sản phẩm, giá, hàng tồn kho, tình trạng đơn hàng, công nợ, tiến trình giao hàng
04
05
05
Khó khăn trong việc báo giá cho nhà phân phối khi đang di chuyển, theo dõi vị trí làm việc nhân viên trị trường, tuyến bán hàng đội ngũ kinh doanh, mở rộng hệ thống?
06
Khó khăn trong việc quản lý chính sách bán hàng (chính sách khuyến mãi, chương trình chiết khấu), phân tích doanh số bán hàng, thu hồi công nợ, hạn mức tín dụng, tuổi nợ trong hạn, quá hạn.
06
07
07
Dự báo thị phần, nhu cầu thị trường, lịch sử giao dịch các dự án, dự báo lượng hàng tồn kho, xu hướng thị trường để tránh tình trạng tồn hàng và hết hàng, từ đó dự báo khâu sản xuất hàng.
08
Khó khăn trong việc quản lý kho bãi, vận chuyển nhằm tối ưu chi phí trong chuỗi quản lý với mong muốn kết nối được thông tin kho từ nhà cung cấp hàng hóa đến khách hàng cuối cùng nhằm xóa bỏ các khâu trung gian.
08
09
09
Khó khăn trong việc theo dõi mua hàng, vị trí phương tiện vận chuyển, kho hàng theo thời gian thực, thông tin nhà máy giao hàng, chi phí vận chuyển, đối chiếu công nợ nhà cung cấp, tồn kho giữa các chi nhánh, cửa hàng, chiết khấu sản lượng theo nhà máy.
10
Khó khăn trong việc đề nghị mua hàng thiết bị, bảo dưỡng. Lý do thay thế, tiến độ thực hiện theo đề xuất, nhân viên đề nghị mua hàng có thể theo dõi tiến độ mua hàng của bộ phận mua hàng. Mong muốn trả lời được tại sao mua, mua với mục đích gì? thời gian mua trong bao lâu? Số lượng bao nhiêu? mua nhà cung cấp nào?
10
11
11
Khó khăn trong việc theo dõi từ khâu đề xuất nhu cầu hàng và phân tuyến, điều phối vận tải giao nhận hàng, điều chuyển nội bộ giữa các kho, cửa hàng, chi nhánh của tổng công ty và đặt hàng với NCC.
12
Khó khăn trong việc xác định tồn kho chi tiết theo lô, ca, đuôi màu, nhãn hàng, vị trí hàng nằm tại kho, tính giá vốn sản phẩm
12
13
13
Trong sản xuất gặp khó khăn trong việc theo dõi hao hụt khâu phủ men, đánh giá tỷ trọng mặt hàng, tối ưu sản xuất, thống kê hao hụt, kịp thời điều chỉnh, nhu cầu nguyên vật liệu, thống kê sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng, vỡ hạn chế dừng sản xuất
14
Khó khăn trong việc kiểm tra nguyên vật liệu, hàng hóa khi nhập xuất bằng thủ công. Việc kiểm tra, kiểm soát hàng lỗi, hàng hỏng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa số lượng lớn mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân lực?
14

Video quản lý bán hàng

Video quản lý kho

Khách hàng tiêu biểu