Trong trường hợp, trong danh mục mã vạch có nhiều mã vạch, bạn muốn tìm kiếm mã vạch nào đó, bạn có thể lọc theo một trong các điều kiện lọc sau để tìm cho nhanh. Bạn có thể bỏ trắng thông tin các điều kiện lọc để xem tất cả các mã vạch trong Danh mục mã vạch.
Danh mục mã vạch là bảng liệt kê tất cả các mã vạch của vật tư mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý vật tư, hàng hóa.
Bạn có thể thực hiện các chức năng được liệt kê trên thanh tiêu đề bảng.
Hoặc click chuột phải, bạn cũng có thể thực hiện các chức năng trong danh sách hiện ra.
F1 – Trợ giúp gọi tới Video hướng dẫn Danh mục mã vạch.
Ctrl+F1 – Gọi tới quy trình.
F2 – Thêm mới Mã vạch.
Màn hình thêm mới Mã vạch có 2 tab hiển thị: Tab thông tin cơ bản và tab Thông tin mở rộng.
Tab Thông tin mở rộng lưu các trường mở rộng, tùy thuộc yêu cầu người dùng.
Click đúp để khai báo tiêu đề thông tin mở rộng.
Tab Thông tin cơ bản lưu các thông tin chính của mã vạch.
Khai báo thông tin Diễn giải của mã vạch.
Khai báo thông tin vật tư, hàng hóa, được chọn trong Danh mục vật tư, hàng hóa.
Khai báo kích thước của vật tư, hàng hóa (nếu có). Bạn có thể Click vào Khai báo công thức để khai báo công thức tính toán cho từng mã vạch.
Khai báo thông tin Số lượng vật tư tương ứng với từng mã vạch.
Khai báo thông tin giá mua/bán của vật tư (nếu có).
Khai báo các thông tin Giao dịch vật tư, Lô, Bộ phận, Nhân viên, Hợp đồng, Mã đối tượng, Sản phẩm, Mã kho (nếu có) làm điều kiện lọc để tìm kiếm mã vạch. Các thông tin này được chọn trong các danh mục tương ứng: Danh mục Giao dịch vật tư, DM Lô, DM Bộ phận,…
Khai báo thông tin các đơn hàng liên quan tới vật tư có mã vạch được khai báo (nếu có).
F3 – Sửa thông tin mã vạch.
Phiên bản Ms2018 có tính bảo mật cao hơn, khi thực hiện chức năng Gộp/Sửa/Xóa, phần mềm sẽ yêu cầu nhập mật khẩu của người tạo, sau đó mới cho phép lưu thao tác gộp/sửa/xóa.
F8 – Xóa Mã vạch.
Xem nhật ký sửa đổi/thêm mới Mã vạch.
Nhật ký sửa đổi lưu Ngày thêm mới/sửa, User và Máy thêm mới/sửa.
Nội dung chi tiết sửa đổi.
Hiển thị thông tin cột.
Refresh – Làm mới màn hình.
Esc – Thoát màn hình.
F3 – Sửa.
Bạn có thể Copy công thức của mã vạch đã được khai báo cho mã vạch chưa được khai báo công thức.
Nhấn phím Spacebar để tích chọn Mã vạch cần copy công thức.
Nhấn F10 – Copy công thức.
F9 – Lấy dữ liệu từ excel.
Các mã vạch vừa được lấy lên từ file excel.
Bạn có thể nhập các thông tin cần lọc trên màn hình Lọc mã vạch.
Vào Quản trị hệ thống, khai báo có muốn Quản lý mã vạch hay không. Bạn có thể dùng phím Spacebar để chọn: [C] – Có/[K] – Không.
Bạn khai báo có cho phép cộng dồn số lượng vật tư nếu trùng mã vạch không? [C] – Có/[K] – Không.
Lựa chọn việc lưu mã vạch trong trường hợp Số lượng mã vạch khác số lượng mã hàng (vật tư): 1 – Cho phép lưu/2 – Không cho lưu/3 – Chỉ lưu SL mã vạch <= SL mã hàng.
Trên chứng từ Phiếu nhập mua, F2 – Thêm mới chứng từ.
Khai báo thông tin mã vạch của vật tư.
Chương trình xuất hiện thông báo: “Mã vạch không tồn tại” nếu trong Danh mục mã vạch chưa có mã vạch này.
Nhấn OK, bạn có thể thêm mã vạch vào Danh mục mã vạch cho vật tư bằng cách nhập thông tin vật tư cần thêm mã vạch.
Mỗi lần Enter số lượng vật tư sẽ tăng lên bằng số lượng mã vạch nếu bạn chọn ở Quản trị hệ thống: Cho phép cộng dồn số lượng nếu trùng mã hàng.
Mã vạch khi thêm mới trên Chứng từ Phiếu nhập mua đã được thêm vào Danh mục mã vạch.
Trên chứng từ Phiếu nhập mua.
Bạn có thể Click vào nút Chi tiết mã vạch để thêm mã vạch cho vật tư, hàng hóa.
Ctrl+M: Cập nhật mã vạch.
Chương trình xuất hiện thông báo nếu bạn nhập số lượng mã vạch khác số lượng vật tư. Bạn chỉ có thể nhập số lượng mã vạch <= số lượng vật tư tùy chọn khai báo trong Quản trị hệ thống.
Bạn có thể lên báo cáo theo mã vạch.
Bạn tích vào nút Lên chi tiết theo Barcode để lên báo cáo theo mã vạch.
Báo cáo liệt kê theo thông tin mã vạch (nếu có) của từng vật tư.