Bạn có thể vào màn hình chứng từ Hàng bán bị trả lại qua Menu Chứng từ.
Hoặc click vào biểu tượng Hàng bán bị trả lại trên màn hình chính.
Hàng bán bị trả lại cập nhật các phát sinh khách hàng trả lại vật tư, hàng hóa đã mua.
Bạn có thể chọn các chức năng được liệt kê trên thanh tiêu đề bảng.
… Hoặc các nút chức năng chính trên màn hình hiển thị.
Hoặc Click chuột phải để thực hiện các chức năng trong danh sách hiện ra.
Trợ giúp (F1) – Gọi tới Video hướng dẫn sử dụng Hàng bán bị trả lại trên phần mềm.
Chọn Quy trình (Ctrl + F1) để xem quy trình thực hiện Hàng bán bị trả lại trong tài liệu Giới thiệu sản phẩm của Meliasoft 2018.
F2 – Thêm mới. Hoặc Click chuột phải và chọn Thêm mới Hàng bán bị trả lại (F2).
Khai báo Ngày, thông tin Seri, Số và Mẫu của Hàng bán bị trả lại.
Dùng phím SpaceBar để chọn Mã tiền tệ sử dụng. Danh sách các Mã tiền tệ được khai báo trong phần Quản trị hệ thống.
Tích chọn để chuyển chứng từ sang Database của bản Thuế.
Chọn Mã giao dịch tương ứng trong Danh mục giao dịch vật tư.
Mã đối tượng của chứng từ hàng bán bị trả lại chính là người mua hàng hóa, dịch vụ. Được chọn trong Danh mục đối tượng.
Chọn vùng trong Danh mục vùng, địa bàn nếu quản lý theo vùng.
Khai báo thông tin diễn giải cho chứng từ hàng bị trả lại.
Khai báo hình thức thanh toán, được dùng để in chứng từ.
Chọn xe vận chuyển trong Danh mục xe vận chuyển (nếu có theo dõi).
Khai báo nhân viên giao nhận, được chọn trong Danh mục quản lý nhân viên.
Chọn để lấy dữ liệu từ các đơn đặt hàng.
Thông tin giao hàng.
Thanh tùy biến giúp bạn tạo phiếu nhanh hơn theo các tùy chọn.
Khai báo thông tin hàng hóa, dịch vụ trả lại ở các tab chi tiết dưới.
Khai báo mã kho nhập và định khoản TK Nợ – Có cho hàng bị trả lại.
Chọn Đơn đặt hàng tương ứng nếu có theo dõi theo đơn đặt hàng.
Khai báo Hợp đồng, Lô, Nhân viên, Bộ phận nếu có theo dõi chi tiết.
Khai báo Mã khoản mục nếu có phát sinh tài khoản chi phí liên quan đến khoản mục.
Khai báo các thông tin Số lượng và giá trị của từng dòng vật tư, hàng hóa.
F12 – Chuyển sang tab chi tiết 2.
Tại tab chi tiết 2 lưu các thông tin hóa đơn, giá vốn, định khoản và các chi phí liên quan khác.
F12 – Chuyển sang tab Chi tiết 3.
Tại đây lưu các thông tin quản lý mở rộng. Các tiêu chí quản lý có thể thay đổi theo yêu cầu người dùng.
F12 – Chuyển đổi giữa các tab.
Click vào nút 3 chấm để tìm đến hóa đơn tương ứng. Chương trình sẽ tự động định khoản giá vốn trả lại đúng bằng giá vốn của hóa đơn xuất.
Dùng phím SpaceBar để chọn và Esc thoát ra để cập nhật.
Với những phát sinh với tài khoản công nợ, bạn có thể chọn “Thanh toán cho các HĐ” hoặc “Chứng từ thanh toán”.
Việc tích chọn ở đây có ý nghĩa lên các báo cáo theo dõi theo hạn thanh toán.
Tương tự cho các thao tác cập nhật khác.
F2 – Thêm mới.
Chọn “Đơn đặt hàng bán” lấy dữ liệu từ đơn hàng để tạo phiếu nhanh.
Dùng SpaceBar đánh dấu, Ctrl+A – Chọn tất cả, Ctrl+U – Bỏ chọn. Sau đó Esc để thực hiện.
F2 – Thêm mới.
Chọn “Từ nhóm vật tư” để tạo phiếu nhanh hơn.
Dùng phím SpaceBar để chọn các mã nhóm vật tư và khai báo số lượng tương ứng vào ô bên cạnh.
Chương trình căn cứ vào định mức nhóm của từng vật tư trong nhóm để tạo phiếu.
F3 – Xem/Sửa chứng từ.
F6 – Gộp chứng từ.
F8 – Xóa chứng từ.
Ctrl+F7 – Xem trước khi in.
Tùy chọn đánh dấu post sang Database bản thuế.
Tùy chọn chuyển sang Module khác (nếu có nhiều module quản lý khác nhau).
Tùy chọn các Module trong danh sách hiện ra.
Bạn có thể cập nhật tình trạng chi tiết cho chứng từ bằng cách click chuột tại ô tình trạng chi tiết để nhập.
Bạn có thể chọn trạng thái cho chứng từ nếu có sử dụng quy trình duyệt chứng từ.
F9 – Lọc chứng từ.
Bạn có thể lên các báo cáo để theo dõi các chứng từ phát sinh.
Nhập điều kiện lọc để lên báo cáo.
Enter – Xem chi tiết.
F3 – Xem/Sửa chứng từ.
Ctrl+F7 – Xem mẫu in Báo cáo.