7.24. Bảng lương

15.10.2018

Bạn có thể truy cập Bảng lương thông qua thanh Menu ngang, chọn Chứng từ –> Bảng lương.

Đây là bảng lương, hiển thị đầy đủ các thông tin về lương, hệ số tính các khoản lương, phụ cấp và thưởng… của nhân viên. Bạn có thể sử dụng các phím chức năng Thêm (F2), Sửa (F3) để nhập các thông tin cần thiết để tính lương luôn cho nhân viên.

Thanh tiêu đề liệt kê các phím chức năng chính của màn hình.

F2 – Thêm mới tính lương cho nhân viên.

Nhân viên: Là mã nhân viên khai báo tính lương, được chọn trong danh mục nhân viên.

Bộ phận: Khai báo bộ phận, phòng ban làm việc.

Tình trạng: Khai báo tình trạng là nhân viên thử việc hay nhân viên chính thức.

Tỷ lệ lương: Nhân viên được hưởng bao nhiêu phần trăm trong tháng khi tính lương.

Mã loại: Thông tin người dùng có thể khai báo để quản lý thêm về nhân viên.

Tích chọn nếu nhân viên đó nghỉ thai sản.

Tích chọn nếu là trường hợp đặc biệt.

Sau đó, bạn khai báo riêng từng tab chi tiết.

Khai báo các thông tin về hệ số, mức thu nhập, công việc làm, và tỷ lệ % trích các khoản theo quy định…

Khai báo Hệ số lương cơ bản, Hệ số chức vụ, Hệ số trách nhiệm của nhân viên (Nếu có).

Ngày công: Số ngày công thực tế trong tháng mà nhân viên làm việc.

Số ngày thử việc: Số ngày thực tế thử việc trong tháng của nhân viên.

Số ngày chính thức được tính bằng Số ngày công trừ đi Số ngày thử việc.

Nghỉ phép: Số ngày xin nghỉ phép trong tháng.

Lương cơ bản thử việc, lương cơ bản chính thức được khai báo theo nhu cầu người dùng. Nếu được khai báo mặc định, lương cơ bản sẽ tự động cập nhật sau khi bạn nhập hệ số lương cơ bản.

Sau khi nhập các thông tin số ngày thử việc, ngày chính thức, tiền lương cơ bản thử việc, lương cơ bản chính thức, chương trình sẽ tự động tính ra lương cơ bản thực tế của nhân viên đó.

Lương sản phẩm tạm ứng: Đối với nhân viên chính thức.

Đối với nhân viên trong tháng vừa là thử việc, vừa là chính thức, sẽ có Lương Sp thử việc/chính thức.

Dựa vào các chỉ tiêu ngày công, tiền lương Sp đã khai báo, chương trình sẽ tự động tính ra Lương sản phẩm tạm ứng thực tế.

Tổng phụ cấp: Là tổng của các khoản phụ cấp được khai báo chi tiết trên tab Thu nhập khác.

Lương tháng sẽ được cập nhật tương ứng với lương cơ bản, lương SP tạm ứng thực tế và tổng phụ cấp.

Tổng trừ lương: Tổng các khoản giảm trừ lương, được khai báo chi tiết trên tab Các khoản giảm lương.

Thực lĩnh: Số tiền lương mà nhân viên thực tế nhận được sau khi trừ tất cả các khoản giảm trừ.

Trên tab Thu nhập khác khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập, thưởng khác.

Nhập các khoản phụ cấp xăng xe, điện thoại, ăn trưa. Phụ cấp trách nhiệm sẽ được chương trình tính dựa theo công thức và khai báo Hệ số trách nhiệm trên tab Chi tiết.

Nhập Trợ cấp lễ tết, Thu nhập khác, Lương tháng 13 hoặc Tiền thưởng (Nếu có).

Các khoản giảm lương: Hiển thị thông tin các khoản giảm trừ vào lương nhân viên.

Tổng bảo hiểm trừ lương, Thuế TNCN: Được tự động cập nhật sau khi khai báo trên tab Bảo hiểm & Thuế.

Tiền ăn trưa tại đơn vị, nếu đơn vị có tổ chức nấu cơm trưa cho nhân viên.

Nhập Thuế TNCN tháng 13 (nếu có).

Bảo hiểm & Thuế: Khai báo các thông tin liên quan tính thuế.

Khai báo thông tin về Số người phụ thuộc nhằm tính thuế TNCN sau này.

Giảm trừ khác.

Loại thuế: Loại hình thuế TNCN cho người Việt Nam hay người nước ngoài. Dùng SpaceBar để thay đổi trạng thái.

Thuế thu nhập các nhân: Khai báo thu nhập chịu thuế, có thể tích chọn để sửa.

Nếu bạn khai báo trong phần Lương tính bảo hiểm, chương trình sẽ tính bảo hiểm theo giá trị khai báo tại đây. Nếu bỏ trống mục này, chương trình sẽ tính theo lương cơ bản được khai báo trong tab Chi tiết.

Tại đây, bạn có thể khai báo lại số tiền các khoản trích theo lương nếu tích vào ô sửa tương ứng. Khi thực hiện tính lương tháng, chương trình sẽ lưu theo giá trị đã được sửa.

Tab “Hạch toán” dùng để khai báo các định khoản khi hạch toán tiền lương trong chứng từ tự động.

Khi đã khai báo các thông tin về lương, bạn nhấp chuột vào nút “Tính lương” thì phần mềm sẽ tự động tính toán lương phải trả trong kỳ của nhân viên.

Sau khi đã khai báo các thông tin tại “Tiền lương & các khoản phụ cấp”, chương trình sẽ tự động tính ra các khoản giảm trừ lương và hiển thị chi tiết vào bảng “Các khoản giảm trừ lương”. Tại bảng này, bạn có thể xem các thông tin chi tiết về:

– Các khoản trích theo lương tính vào chi phí của doanh nghiệp.

– Các khoản trích theo lương làm giảm trừ lương của nhân viên.

– Các khoản trừ lương của nhân viên.

Để hiển thị các thông tin này, bạn có thể click vào Khai báo cột hiển thị ở góc dưới bên phải màn hình để khai báo.

Chương trình sẽ tự động thoát màn hình, người dùng vào lại màn hình để cập nhật khai báo mới.

Khi đã khai báo đầy đủ các thông tin tại bảng “Tiền lương & các khoản phụ cấp”, đồng thời phần mềm đã tự tính toán các khoản giảm trừ, thì tiền lương của nhân viên sẽ được hạch toán chi tiết tại “Thanh toán lương với CBNV”.

Thu nhập tính Thuế.

Thuế thu nhập.

F3 – Xem khai báo lương nhân viên.

Người dùng có thể tự khai báo các thông tin, công thức để tính toán lương bằng việc click vào mục Khai báo tham số ở góc dưới bên phải màn hình.

Khai báo tham số tính lương.

Nhấn Shift+R để copy cho tất cả các tháng còn lại.

Bạn có thể khai báo công thức tính lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, các khoản giảm trừ và Thuế TNCN… ở đây.

Đây là các khai báo hạch toán lương. Khi nhấn Hạch toán lương tự động, chương trình sẽ dựa vào các khai báo này để tạo chứng từ lương tự động.

Khai báo mức thuế TNCN nhằm tính mức thuế TNCN theo quy định của pháp luật ở đây. Theo đó, chương trình sẽ tự động tính thuế TNCN cho nhân viên.

F2 – Thêm mới hoặc click chọn nút Thêm.

F8 – Xóa khai báo hoặc nhấn nút Xóa.

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị cơ sở có thể copy các khai báo từ các đơn vị cơ sở khác nhau.

Sau khi chấp nhận, chương trình sẽ copy khai báo của đơn vị được chọn vào đơn vị hiện tại. Chương trình xuất hiện thông báo thoát ra để cập nhật lại. Nếu chỉ có 1 đơn vị, chương trình sẽ thông báo kiểm tra lại.

Khi muốn thêm mới Bảng lương, hoặc xóa Bảng lương cũ đi, bạn chọn “Thêm bảng lương” hoặc “Xóa bảng lương”.

Bạn có thể xem thông tin lương chi tiết cho từng bộ phận, hoặc tất cả các bộ phận.

Sau khi đã tính lương, bạn chọn tiếp “Hạch toán lương” để phần mềm tự động định khoản nghiệp vụ tính lương vào chứng từ tự động trên phần mềm.

Bạn cũng có thể Kết xuất lương ra file excel, hoặc Lấy chấm công từ excel.

Sau khi tính lương và tạo các bút toán tự động, bạn có thể vào các báo cáo liên quan để kiểm tra.

Ctrl+F7 – Xem trước khi in.

Đây chính là chứng từ tự động chương trình tạo ra khi bạn làm thao tác tính lương.

F3 – Xem/Sửa chứng từ

Tin trước: 7.23. Phiếu công việc

Tin tiếp: 8. Giới thiệu phần cuối kỳ