IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Theo công bố mới đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (Logistics Performance Index – chỉ số năng lực quốc gia về logistics) được cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng hoạt động Logistics 2018.

Việt Nam xếp thứ 3 trong khối ASEAN (Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32) và được đánh giá là có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương.

Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics: trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các hiệp định tự do thương mại, vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không được cải thiện. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không…

Là ngành dịch vụ có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng thách thức của ngành cũng không hề nhỏ. Theo khảo sát của Vietnam Report, 3 thách thức lớn nhất của ngành vận tải và logistics Việt Nam hiện nay bao gồm: cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biển, kho bãi, kết nối… còn hạn chế, bất cập; hạn chế về quy mô vốn, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn chưa cao; các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí cao.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành, cơ sở hạ tầng mặc dù đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến trục vận tải Nam – Bắc vẫn phụ thuộc rất lớn vào đường bộ, rất cần sự tham gia hơn nữa của ngành đường sắt. Sự phát triển bất cân đối của hệ thống cảng biến Việt Nam khi hơn 92% lưu lượng container phía Nam tập trung ở Cảng Cát Lái dẫn đến tình trạng quá tải, kẹt cảng… gây ra sự lãng phí rất lớn.

Vốn và nhân lực là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đa số trên 70% doanh nghiệp vận tải và logistics đang hoạt động hiện nay có quy mô vốn vừa và nhỏ, 7% có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu nhóm vốn lớn là các doanh nghiệp đa quốc gia.

Về vấn đề chi phí logistics, chi phí vận tải tại Việt Nam hiện đang ở mức cao (gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới) và không đồng đều ở các khu vực. Nguyên nhân chủ yếu do các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí hiện khá cao, gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác.

Cải thiện hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và ứng dụng IT

Khảo sát doanh nghiệp ngành vận tải và logistics của Vietnam Report cho thấy, họ rất kỳ vọng hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và ứng dụng IT sẽ được ưu tiên cải thiện để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả dịch vụ vận tải và logistics tại Việt Nam trong năm 2019 tới đây.

Cùng với xu hướng phát triển của thương mại điện tử, sự gia nhập thị trường Việt Nam của các ông lớn bán lẻ nước ngoài làm gia tăng nguy cơ thâu tóm các kênh logistics địa phương khiến các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều bất lợi.

Hiện nay chi phí logistics đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí doanh nghiệp, vô hình trung trở thành rào cản lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giảm chi phí logistics, hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành đều cho rằng cần phải đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối giữa các phương thức vận tải, đồng thời phát triển sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối tốt nhất các chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, tạo cơ sở cho doanh nghiệp logistics Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng, tránh tình trạng vận chuyển một chiều.

Ngành vận tải và logistics Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển. Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, việc xây dựng uy tín thương hiệu cũng vô cùng quan trọng.

Với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài khi đặt chân vào Việt Nam, tìm kiếm và hợp tác với doanh nghiệp logistics uy tín là cầu nối trung gian kết nối vận chuyển an toàn hàng hóa tới tay đối tác và khách hàng, góp phần hoàn thiện chuỗi sản xuất – phân phối, tác động ngược trở lại giúp các doanh nghiệp vận tải và logistics Việt Nam tham gia sâu hơn, định vị tốt hơn trên bản đồ logistics toàn cầu.

1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
6
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Ngày nay, do đặc thù ngành hầu hết các doanh nghiệp vận tải chưa có một hệ thống phần mềm xuyên suốt hệ thống quản lý, quản lý thường rời rạc ở các phần mềm khác nhau: Phần mềm quản lý vận tải, phần mềm điều hành vận tải, phần mềm kế toán, excel dẫn đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Dựa trên nền tảng của hệ thồng Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Meliasoft, Meliasoft đã xây dụng và phát triển giải pháp ERP cho ngành Vận tải với nhiều module chắc năng đáp ứng nhu cầu quản lý Vận tải. ERP của Người việt hướng đến nền công nghệp 4.0. Giải pháp được Meliasoft đúc rút sau quá trình nghiên cứu sâu trong ngành Vận tải, do đó chúng tôi am hiểu những khó khăn và yêu cầu để tư vấn cho khách hàng giải pháp quản trị doanh nghiệp Vận tải sao cho hiệu quả.
Khó khăn doanh nghiệp Vận tải gặp phải
01
01
- Việc các đầu xe, hàng hóa, điểm giao, điểm nhận giao dịch hàng ngày lớn, nhiều bộ phận khác nhau theo dõi, số liệu thực hiện thủ công kết hợp phần mềm dẫn tới nhầm lẫn, không kiểm soát được chi phí và chi phí nhân lực do công việc bị lặp lại?
02
- Các đơn vị vận tải thường có lượng xe vận chuyển lớn nên việc theo dõi bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các phụ tùng định kỳ gặp rất nhiều khó khăn khi thống kê theo xe, theo nhân viên, tài xế?
02
03
03
- Thiếu quy trình tương tác giữa các bộ phận: Hiện tại các đơn vị vẫn làm việc theo thói quen và phụ thuộc vào trình độ của con người, kinh nghiệm đó chưa được đưa ra hệ thống tài liệu dưới dạng quy trình chuyên nghiệp hoặc còn nặng về mô tả và quy trình hành chính thiếu tính logic hệ thống?
04
- Giữa các Doanh nghiệp vận tải cạnh tranh về giá cước, dịch vụ vận tải. Khó khăn trong việc tính chi phí cấu thành giá thành dịch vụ như: Khấu khao xe, lương nhân viên lái xe, xăng dầu, cầu phà, luật?
04
05
05
- Khó khăn trong viêc lập đơn hàng, mất nhiều thời gian trong việc thiết lập đơn hàng theo truyền thống, cập nhật trạng thái xe, xác thực giao hàng của tài xế?
06
- Khó khăn trong việc lên kế hoạch điều phối vận tải theo tuyến đường, giảm chi phí vận hành, giao hàng nhanh nhất cho khách hàng và sử dụng ít xe nhất?
06
07
07
- Khó khăn trong việc quản lý nhân lực, quản lý chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động?
08
- Khó khăn quản lý hoạt động kinh doanh, sao kê chứng từ đối chiếu công nợ nội bộ/khách hàng mất rất nhiều thời gian và không chính xác?
08
09
09
- Khó khăn việc tạm ứng, phụ cấp tính lương tài xế; phụ xế, phụ xế theo nhiều cách tính thông dụng: khoán theo chuyến, khoán theo tuyến đường, theo thời gian,…
10
- Khó khăn theo dõi định mức nhiên liệu, nhật ký đổ dầu chi tiết theo từng xe. Xây dựng định mức dầu theo tuyến đường?
10
11
11
- Khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc quản lý quy trình kiểm tra kho hàng?
12
- Khó khăn đưa ra bảng đánh giá hiệu quả và chi phí đối với từng đối tác vận tải khác, lựa chọn đối tác?
12
13
13
- Khó khăn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường?
14
- Khó khăn trong việc quản lý bảng vận tải theo khách hàng, tuyến đường, hàng vận chuyển, đơn vị tính vận chuyển?
14
15
15
- Khó khăn trong việc theo dõi số lượng hàng hóa đã vận chuyển, chưa được vận chuyển theo kế hoạch?
16
- Khó khăn việc trong việc quản lý điều chuyển xe (khách hàng, số xe, tài xế, ngày nhận, nơi nhận, ngày giao, nơi giao, chủ hàng, tuyến đường, thông tin hàng vận chuyển, hình thức vận chuyển, chi phí liên quan (phí nâng, phí hạ, phí cân), chi phí chi hộ, chi phí khác?
16
17
17
- Khó khăn trong việc tổng hợp các khoản chi trực tiếp vận tải, khoản chi hộ, công nợ khách hàng, thu nợ cập nhật kịp thời trong ngày?
18
- Khó khăn Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đánh giá năng suất theo khách hàng, tuyến đường, xe, tổ đội theo thời gian?
18

Khách hàng tiêu biểu