IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Bao bì hiện nay không chỉ đòi hỏi phải đẹp, mỏng, nhẹ, thân thiện với môi trường mà còn phải được thiết kế và in ấn bằng công nghệ cao, và còn là loại bao bì thông minh có thể được quét mã (vô hình) bằng điện thoại smart của người tiêu dùng. Do vậy đòi hỏi pháp áp dụng những công nghệ hiện đại và mới nhất. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn

Tập đoàn SPG Media chuyên phân tích thị trường báo cáo:

Ngành công nghiệp bao bì toàn cầu thống kê trị giá 424 tỷ USD, trong đó:

  • Châu Âu: 127 tỷ
  • Châu Á:   114 tỷ
  • Châu Mỹ La Tinh:  30 tỷ
  • Bắc Mỹ:   118 tỷ
  • Các nước khác:     30 tỷ

Về tỷ lệ phần trăm:

  • Châu Âu là 30%,
  • Bắc Mỹ là 28%
  • Châu Á là 27%
  • Châu Mỹ La tinh là 7%
  • Các khu vực khác là 8%

Hiệp hội Bao bì Việt Nam (VINPAS) thống kê:

Lĩnh vực bao bì tăng trưởng trung bình trên 10 – 15%/năm trong nhiều năm qua và là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản – thúc đẩy thương mại hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng trên được xem là khá ấn tượng với nhiều nhà đầu tư và ngành này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Theo thống kê sơ bộ thì bao bì cho các ngành liên quan:

  • Đóng gói thực phẩm: 30% – 50%
  • Điện – điện tử: 5% – 20%
  • Hoá dược phẩm: 5% – 10%.

Trong 3 năm qua, Việt Nam có sức hút mạnh mẽ các nhà sản xuất trên thế giới đầu tư xây nhà máy vì có những lợi thế riêng về thị trường, nguồn nhân lực cạnh tranh và môi trường đầu tư được cải thiện. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng bị áp lực cạnh tranh nên cũng phải cải tiến sản xuất hiệu quả cũng như đầu tư vào bao bì đóng gói để tăng sức cạnh tranh.

Nguyên nhân được giới phân tích nhận định là do sản xuất hàng hóa trong nước phục vụ cho thị trường tại chỗ và xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh trong thời gian tới, dẫn đến nhu cầu bao bì sẽ rất lớn.

Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng, nhẹ, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bao bì ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.

Trả lời về xu hướng bao bì toàn cầu, ông Herry Debney – Chủ tỉnh hội đồng bao bì Úc có nêu: “ Cắt giảm chi phí; rút ngắn quá trình sản xuất; bao bì tiện lợi; thời gian sử dụng được kéo dài; hệ thống phân phối tiên tiến và quản lý hiệu quả kênh phân phối; bao bì như một công cụ marketing; quan tâm đến môi trường; thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa”.

Việc đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên hàng đầu là một sự thật không thể trốn tránh đối với tất cả các doanh nghiệp bao bì. Ngày nay chúng ta muốn giữ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp nhằm phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Xem xét bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng mua hàng từ các cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì. Trung bình một siêu thị có khoảng 30.000 sản phẩm được bày bán thì 2/3 quyết định mua hàng được thực hiện ngay ở quầy. Mỗi khách thông thường có ý định mua 10 sản phẩm khi vào siêu thị, nhưng sau đó thường mua đến 19 sản phẩm, trung bình mỗi người mất 9 giây để quyết định mua hàng.

Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì.

Các khách hàng trông đợi và nhà sản xuất sẽ mở rộng mạng lưới cung cấp bao bì không chỉ tại chỗ mà cả trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất bao bì, người sử dụng bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.

Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp của Việt Nam chúng ta, và ở đây là công nghiệp bao bì chỉ thực sự lớn mạnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược. Đó thật sự là trách nhiệm và thách thức đối với mọi chúng ta

Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, càng cần quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật số, xây dựng xưởng sản xuất thông minh, đáp ứng tức thì các yêu cầu cấp bách của khách hàng, đồng thời tiết kiệm được chi phí.

1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng?
6
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Dựa trên nền tảng của hệ thồng Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Meliasoft. Meliasoft đã xây dụng và phát triển giải pháp ERP cho ngành bao bì với nhiều module chắc năng đáp ứng nhu cầu quản lý sản xuất đặc trưng cho ngành bao bì. ERP của Người việt hướng đến nền công nghệp 4.0. Giải pháp được Meliasoft đúc rút sau quá trình nghiên cứu sâu trong ngành bao bị như: Bao bì carton, bao bì nhựa, thủ tinh, sắt, bao bì dệt... Do dó chúng tôi am hiểu những khó khăn và yêu cầu trong sản xuất ngành bao bì để tư vấn cho khách hàng giải pháp quản trị doanh nghiệp bao bì sao cho hiệu quả.
Khó khăn doanh nghiệp bao bị gặp phải
01
01
- Mặc dù doanh nghiệp luôn hướng tới tăng doanh thu, cắt giảm chi phí do cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng không có đủ thông tin, biện pháp để thúc đẩy doanh thu (thúc đẩy sản phẩm nào? ở khúc thị trường nào? Khách hàng nào? …, giảm chi phí ở khâu nào?
02
- Doanh nghiệp chưa coi trọng việc lập kế hoạch dẫn đến Kế hoạch đưa ra thiếu căn cứ, đồng thời gặp rất nhiều khó khăn trong công tác theo dõi tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo do thiếu các công cụ tự động hóa hỗ trợ đắc lực.
02
03
03
- Các bộ phận chưa liên kết được với nhau, việc quản lý rời rạc, khó kế thừa dữ liệu trong 01 quy trình xử lý xuyên suốt. Việc tổng hợp thông tin còn chậm, chưa hiệu quả.
04
- Thiếu các công cụ phân tích chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả. Chưa quản lý được chi tiết về kế hoạch, tiến độ đơn hàng, dòng tiền, kho (cuộn; vị trí…)
04
05
05
- Việc lưu trữ tài liệu chưa khoa học dẫn đến khâu tìm kiếm, đối chiếu sổ sách giấy tờ hồ sơ mất nhiều thời gian, tăng chi phí.
06
- Doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều rủi ro về nhân sự, mất đi nhiều tri thức và kinh nghiệm do chảy máu chất xám?
06
07
07
- Khó khăn trong việc hoạch định phân khúc thị trường mục tiêu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ?
08
- Ngành bao bì thường xuyên phát sinh các mã sản phẩm mới do mỗi khách hàng sử dụng mẫu mã và kích thước khác nhau, đồng thời thường xuyên thay đổi mẫu mã để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Do đó các doanh nghiệp bao bì gặp khó khăn trong công tác cập nhật dữ liệu cơ sở (master data) như: mã sản phẩm, bán thành phẩm, mã NVL, cấu trúc sản phẩm và định mức NVL.
08
09
09
- Sản phẩm thường xuyên phát sinh mới nhưng lại yêu cầu tính toán sát giá thành kế hoạch và báo giá dự kiến cho khách hàng để đảm bảo khả năng cạnh tranh nhưng đơn hàng không bị lỗ.
10
- Nhiều đơn hàng nhỏ lẻ không có tính chất lặp lại khiến cho khâu lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần ghép đơn hàng để sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí khởi động máy, thời gian thay đổi khổ giấy và thời gian gián đoạn sản xuất.
10
11
11
- Việc tính giá thành sản phẩm còn chưa phù hợp với thực tế hoạt động của công ty dẫn đến nhu cầu thay đổi, cải tiến phần mềm Cụ thể là thay đổi đơn vị tính, thay đổi số công đoạn tính giá thành
12
- Khó khăn trong việc xác định được chu kỳ, vòng quay hàng tồn kho theo thời điểm để lên kế hoạch nhập hàng phù hợp?
12
13
13
- Khó khăn khi nhập xuất, kiểm tra NVL, hàng hóa thủ công. Việc kiểm tra, kiểm soát hàng lỗi, hàng hỏng, thông tin sản phẩm: Số lô, ngày sản xuất,.... mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân lực?

Khách hàng tiêu biểu