IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Tổng quan ngành nội thất Việt Nam

Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, các sản phẩm đồ nội thất nằm trong top 10 sản phẩm bán chạy nhất trên các sàn thương mại điện tử. Cụ thể, đồ nội thất đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm; thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh. Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính vào khoảng 478 triệu USD trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh thu ngành nội thất được dự báo ở mức 13,5%. Theo đó, ngành kinh doanh nội thất và sản phẩm nội thất tại Việt Nam được dự báo có doanh thu khoảng 793 triệu USD vào năm 2023.

Như vậy có thể thấy mức độ tiềm năng của ngành nội thất là không hề nhỏ. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp đang gia tăng nhanh chóng và có thể được chia thành 2 phân khúc chính: hàng thông thường và hàng cao cấp. Lý giải cho sự tăng trưởng đó có thể là do sự bùng nổ của thị trường bất động sản hiện nay.

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường đồ nội thất trong nước có thể được chia thành hai nhóm chính. Đó chính là hàng thông thường và hàng cao cấp. Các sản phẩm thông thường được làm từ thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Sản phẩm cao cấp thông thường là hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn.

Tuy vậy thị trường nội thất trong nước còn đang bị bỏ ngỏ. Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu. Với nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6% mỗi năm, đi cùng với đó là sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thu nhập mỗi hộ gia đình tăng cũng sẽ giúp gia tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụ nội thất. Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến TP HCM ước tính trong năm 2018, tổng mức tiêu thụ đồ nội thất trong nước ước đạt khoảng 4 tỷ USD.

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cùng với sự chuyển dịch trong tiêu dùng sang những sản phẩm hàng hóa ưu tiên chất lượng của người dân. Hai yếu tố này kết hợp ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hay những doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng sang Việt Nam để khai thác thị trường. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm đồ nội thất trong nước. Nếu biết tận dụng cơ hội để liên kết hay sử dụng nguồn đầu tư một cách thông minh thì đây có lẽ là thời kì vàng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trong ngành nội thất.

Chi phí vận chuyển cao

Đồ nội thất chiếm rất nhiều không gian để vận chuyển, do đó, chi phí vận chuyển gây tiêu hao đáng kể đối với các nhà sản xuất hiện nay. Họ cần quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn để giảm tổng chi phí của toàn bộ hệ thống cung cấp, phân phối và bán lẻ.

Độ phức tạp của sản phẩm

Là kết quả từ xu hướng tự động hoá quy trình và sự gia tăng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm có thiết kế và chức năng tinh vi hơn, các nhà sản xuất cần có một hệ thống cung cấp các thông số sản xuất và kỹ thuật chặt chẽ hơn để có thể sản xuất các thành phần phức tạp.

Giá nguyên liệu dễ biến động

Ngành công nghiệp đồ nội thất phải đối phó với sự biến động đáng kể trong giá nguyên vật liệu. Ví dụ như một sự gia tăng đột ngột trong giá nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận thu được.

Cạnh tranh hạ thấp chi phí nhập khẩu

Các nhà sản xuất đang cạnh tranh để xây dựng các nhà máy mới và mở rộng sang các thị trường mới nổi để giảm chi phí nhân công và chi phí nhập khẩu.

Trong quá trình sản xuất, vấn đề các doanh nghiệp hay mắc phải là làm sao quản lý được nguyên vật liệu, hàng tồn kho hay các đơn đặt hàng sản phẩm. Phần mềm Meliasoft giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin, kiểm tra, giám sát, quản lý được quy trình sản xuất đang ở giai đoạn nào, tính giá cho sản phẩm, lợi nhuận cho từng đơn hàng như thế nào… đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý được nhân sự, kho, tài sản, nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất một cách chính xác, hiệu quả. Để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp trong vấn đề đó. Phần mềm Meliasoft có khả năng tùy biến cao, phù hợp với mọi quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
01
01
Khi tiếp nhận đơn hàng thì làm sao để nhanh chóng trả lời khách hàng có nên nhận đơn hàng này hay không? Lợi nhuận bao nhiêu, ảnh hưởng tiến độ các đơn hàng hiện tại như thế nào?
02
Mua NPL (MRP) hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu NVL gỗ từ nước ngoài thì thời gian mua khá lâu, làm sao để tính toán mua NPL tốt nhất phục vụ cho khâu sản xuất?
02
03
03
Khó khăn trong việc Cập nhật tình hình lao động của mỗi công nhân: số giờ làm việc, số lượng sản phẩm tạo ra được trong một đơn vị thời gian?
04
Quản lý chế độ tiền lương của mỗi lao động sao cho phù hợp với những thành quả mà họ đạt được trong quá trình sản xuất?
04
05
05
Khó khăn cập nhật các báo cáo nguồn thu chi hàng ngày giúp cho việc cân đối các khoản thu chi được hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động?
06
Khó tìm kiếm nguồn nguyên liệu để duy trì sản xuất vì 80% nguyên liệu gỗ hàng năm từ nước ngoài cũng đang dần cạn kiệt?
06
07
07
Máy móc vẫn ở mức trung bình, dây chuyền sản xuất chưa được tự động hóa. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn thiếu về mặt nhân công, trình độ quản lý, thiếu vốn?
08
Khó khăn tính toán được sự hao mòn của máy móc thiết bị như máy cưa, máy khoan, máy bào gỗ, máy phay?
08
09
09
Quản lý thông tin khách hàng là việc rất quan trọng, việc ghi chép bằng giấy tờ, văn bản dễ dẫn đến việc thất lạc và không đồng bộ ở từng bộ phận trong doanh nghiệp?
10
Khó khăn quản lý đơn hàng mua trong quá trình sản xuất, việc quản lý đơn hàng mua không hề đơn giản, các thao tác tính toán chi phí, giá cả đơn hàng phức tạp và dễ nhầm lẫn dẫn đến thất thoát?
10
11
11
Khó khăn trong việc đưa ra giải pháp thúc đẩy doanh thu, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp?
12
Khó khăn trong việc tính toán khối lượng công việc đã hoàn thành và công việc cần hoàn thành nhân viên?
12
13
13
Khó khăn ghi nhận thông tin về các loại danh mục sản phẩm, nguyên vật liệu, bán sản phẩm theo danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn vị tính, mẫu mã, bao bì đóng gói, nước sản xuất, hãng sản xuất…
14
Khó khăn trong việc triển khai kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, quý, năm khi không có hệ thống phần mềm?
14
15
15
Khó khăn trong việc cập nhật số liệu và tình trạng hoạt động của mỗi loại sản phẩm, nguyên vật liệu, bán sản phẩm, nguyên vật liệu, nhóm sản phẩm, đơn vị tính, bao bì đóng gói?
16
Khó khăn trong quản lý doanh số bán hàng của từng loại sản phẩm theo ngày, tuần, tháng, năm
16
17
17
Khó khăn trong việc theo dõi thu chi, cân đối các khoản thu chi, công nợ chính xác?

Khách hàng tiêu biểu