Trước các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc thực thi hiệp định mới, ngành thép được kỳ vọng có thêm điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
Tuy nhiên hiện nay, ngành thép vẫn phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là ngành thép phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu khiến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Theo thông tin của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đến nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của thép Việt Nam là ASEAN và một số thị trường truyền thống khác.
Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung thép toàn cầu đều có xu hướng dư thừa trong khi nền kinh tế thế giới đang chững lại thì sự phát triển bứt phá của ngành thép Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm của các thị trường xuất khẩu
Đáng chú ý hơn, xưa nay thép Việt vẫn phải đối diện với ma trận hàng rào phòng vệ thương mại khắp nơi khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu của thép Việt.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân chính là do thép là nguyên liệu cho tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng và là vật liệu chiến lược nên rất nhiều quốc gia chú ý đến. Hơn nữa, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam đã khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là hai thị trường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhiều nhất mặc dù tỷ trọng xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất khiêm tốn.
Bên cạnh đó, hiện các doanh nghiệp thép trong nước vẫn hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, chi phí cao – khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp tự vệ được áp dụng nhiều như hiện nay. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, nỗ lực đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường.
Trước những hệ lụy của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang phải “gồng mình” đối phó. Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng đang lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Ngay từ năm 2019, bất động sản và nhu cầu đầu tư của người dân nói chung có phần chững lại đã khiến cho thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng phải tìm cho mình một hướng đi mới, thay đổi phương pháp cách quản lý kênh bán hàng thủ công bằng việc ứng dụng công nghệ trong việc quản lý kênh bán hàng.
Thách thức trong quản lý kênh phân phối đối với ngành vật liệu xây dựng