IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Cơ khí chính xác là một lĩnh vực đòi hỏi độ tỉ mỉ, độ chính xác cao hầu như là tuyệt đối trong quá trình gia công, lắp ráp và vận hành một cơ cấu máy móc, thiết bị, v.v…

Gia công cơ khí chính xác là những hoạt động gia công thông qua máy móc hiện đại, được điều khiển kết nối với máy tính, và toàn bộ chương trình sẽ được lập trình sẵn trên hệ thống và chỉ cần nhấn nút sử dụng. Đây là ngành kỹ thuật liên quan đến thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối. Hầu hết các máy móc, các chi tiết máy được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày như ốc, vít, máy khoan, máy cắt, bộ truyền bánh răng thanh răng,…đều  do ngành cơ khí tạo ra.

Công việc chính của các kỹ sư cơ khí chính xác là lên bản vẽ, thiết kế, tính toán thông số cho các loại chi tiết máy, thiết bị cơ khí, máy móc cần cho hoạt động sản xuất như bánh răng, dây chuyền sản xuất vật dụng,…Các kỹ sư cũng sẽ tham gia giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị đó, thi công lắp đặt các thiết bị cho khách hàng hay thậm chí tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất đó. Đồng thời vận hành, kiểm tra và lập kế hoạch vận hành,  bảo hành, bảo dưỡng định kỳ, xử lý sự cố ở các hệ thống máy móc của xí nghiệp, công ty….

Sản phẩm của ngành gia công cơ khí chính xác

Chúng ta có thể bắt gặp sản phẩm của gia công cơ khí chính xác ở hầu hết các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày. Các vật dụng này có thể từ đơn giản đến phức tạp. Và gia công cơ khí chính xác chính là công nghệ để tạo ra những sản phẩm này.

Các sản phẩm đơn giản chúng ta có thể kể ra trong cuộc sống và trong gia đình như: trang trí nội thất, vật dụng nhà bếp, các thiết bị gia dụng. Các sản phẩm phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao sử dụng trong các ngành ô tô, nha khoa, quân sự, y tế, hàng không như các chi tiết máy trong ô tô, máy bay hay các thiết bị vệ tinh, thiết bị dùng cho y tế… Có rất nhiều, rất nhiều sản phẩm của ngành gia công cơ khí mà ta có thể kể ra.

Giải quyết việc thiếu hụt nhân sự

Trình độ kỹ thuật ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư một cách bài bản. Những nhân công phải tự chủ động tìm tòi và học hỏi trên sách vở. Họ chưa được thực hành nhiều trong thực tiễn. Bên cạnh đó, nhân lực của chúng ta chưa có nhiều sáng tạo và giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Mô hình chiến lược kinh doanh

Những mô hình kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài luôn gặp khó khăn tại Việt Nam. Chiến lược kinh doanh không lành mạnh, công bằng giữa DN trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, quy định về luật pháp và phúc lợi cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển.

Chính vì vậy, không ít doanh nghiệp nước ngoài đã chọn lựa thuê xưởng làm cơ khí để sản xuất. Những đơn vị cho thuê nhà xưởng chất lượng luôn kèm theo các dịch vụ hỗ trợ ưu đãi. Trong đó phải kể đến hỗ trợ thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp. Với dịch vụ hỗ trợ này, DN nước ngoài sẽ tiết kiệm thời gian và tránh rủi ro về pháp lý. 

Thiếu hụt vốn đầu tư

Để duy trì và phát triển thì các DN phải liên tục đầu tư vào nguồn nhân lực, quảng cáo. Đồng thời, DN còn phải đầu tư vào công nghệ máy móc để tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên với chi phí mua cao cộng thêm thiếu hụt vốn đầu tư thì điều này sẽ tạo gánh nặng cho DN. Chính vì thế, không ít DN đã chọn phương pháp thuê xưởng làm cơ khí. Không những giúp DN gia nhập thị trường ngay mà còn giúp ổn định dòng tiền cho DN. 

Quan điểm phát triển

Hệ thống cơ chế và kế hoạch đào tạo vẫn còn chưa đồng bộ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Bên cạnh đó, kết cấu quản lý còn sơ sài, thủ công mất nhiều thời gian. Các phương án chưa được thống nhất và thực hiện sâu sát. Từ đó, gây nhiều lãng phí về thời gian cũng như tiền của của các bên.

Với những khó khăn của ngành cơ khí Việt Nam, các doanh nghiệp và nhà nước phải thống nhất quan điểm với nhau. Đồng hộ hóa các hệ thống đánh giá, quản lý và các chứng chỉ nghề phù hợp với thực tiễn. Cải tạo, quy hoạch các đất đai để cho doanh nghiệp mua hoặc thuê xưởng làm cơ khí sao cho hợp lý và tối ưu nhất.

01
01
- Sự canh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh nên việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.
02
- Đối với thị trường trong nước các doanh nghiệp cơ khí vẫn đang gặp tình trạng khó có thể tham gia được vào các dự án đầu tư lắp đặt trang thiết bị ngành thép, hóa chất, năng lượng… do thiếu hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
02
03
03
- Các doanh nghiệp cơ khí vẫn chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.
04
- Nguyên liệu của ngành cơ khí chủ yếu là sắt thép và các loại hợp kim màu. Tuy nhiên các nguyên liệu này trong nước vẫn chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài.
04
05
05
- Thợ cơ khí có tay nghề cao giảm sút, lao động chuyên môn thiếu chứng chỉ hành nghề quốc tế và kỹ năng ngoại ngữ.
06
- Sức ép chi phí và giá cả
06
07
07
- Chưa kết nối thông tin trong toàn doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, thống kê sản xuất, thiết lập chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn.
08
- Việc theo dõi tình trạng đơn hàng để lập kế hoạch sản xuất, năng lực sản xuất gặp nhiều khó khăn?
08
09
09
- Việc theo dõi và ghi nhận chi tiết kết quả phân loại và chất lượng sản phẩm, ghi nhận chi tiết tình trạng lỗi gặp nhiều khó khăn?
10
- Khó khăn trong việc cập nhật thông tin máy móc, kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị?
10
11
11
- Khăn trong việc trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm (lô sản xuất, bộ phận sản xuất, ngày tháng, quy trình sản xuất?
12
- Khó khăn trong việc kiểm soát tỷ lệ sản phẩm lỗi hỏng?
12

Khách hàng tiêu biểu