IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, cạnh tranh rất tốt với hàng nhập khẩu.

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường bánh kẹo.

Theo Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), mặc dù tăng trưởng của ngành bánh kẹo đã chậm lại ở mức 5%- 8% trong giai đoạn 2015-2020 song quy mô doanh thu của lĩnh vực này vẫn không ngừng tăng nhanh.

Cụ thể, nếu như năm 2013 doanh thu toàn ngành chỉ đạt khoảng 26.000 tỷ đồng thì đến năm 2017 tăng lên 40.000 tỷ đồng và năm 2020 BMI cũng dự báo doanh thu của ngành sẽ vào khoảng 51.000 tỷ đồng (tương đương 2,2 tỷ USD). Đặc biệt, quy mô của ngành bánh kẹo được dự báo sẽ còn tăng, khi dân số Việt Nam đông và trẻ, với lượng tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người chỉ khoảng hơn 2kg/người/năm, thấp hơn so với mức 3kg/người/năm của thế giới. 

Phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành Chính vì vậy, sự biến động về giá của các nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới và sự biến động của tỷ giá VND/USD sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm bánh kẹo.

Thị trường tiêu thụ chính là thị trường nội địa.Thị trường tiêu thụ chính của các công ty bánh kẹo Việt Nam hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa (chiếm khoảng 80%). Các sản phẩm phổ biến của thị trường chủ yếu là các loại kẹo, bánh quy, bánh bông lan, bánh trung thu, bánh chocopie.

Theo xu hướng của thị trường thì người tiêu dùng quan tâm hàng đầu đến các mặt hàng thực phẩm, ngành bánh kẹo chỉ là thứ yếu, nên trong chi tiêu của người tiêu dùng thì hàng bánh kẹo không được đưa vào khoản tiêu dùng chính mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập. Do vậy, bất cứ một sự biến động nhỏ nào trong thu nhập của người dân cũng khiến thu nhập của công ty bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, thị trường bánh kẹo Việt Nam còn có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.

Mặc dù là thị trường tiềm năng, song theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường bánh kẹo đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi gần đây hành vi tiêu dùng của người Việt đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng và chi tiêu của khách hàng đã thay đổi. Chưa kể là gần đây Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực được dự báo sẽ tạo đà cho bánh kẹo từ châu Âu tràn vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang “tự trao quyền” cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi đa phần đều tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Chính những thay đổi trên của thị trường buộc DN ngành bánh kẹo phải có chiến lược và bước đi phù hợp để có thể trụ vững trên sân nhà. 

Bất chấp các biến động trên thị trường, tiềm năng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam rất lớn. Theo Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 202/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm sản phẩm bánh kẹo.
Cụ thể, đến năm 2020, ngành sản xuất bánh kẹo phấn đấu đạt sản lượng 2.200 ngàn tấn; xem xét đầu tư mới các nhà máy sản xuất bánh, kẹo cao cấp tại khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định), khu vực phía Nam (Đồng Nai, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).
Mặc dù là thị trường tiềm năng, song theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường bánh kẹo đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi gần đây hành vi tiêu dùng của người Việt đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng và chi tiêu của khách hàng đã thay đổi. Chưa kể là gần đây Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực được dự báo sẽ tạo đà cho bánh kẹo từ châu Âu tràn vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang “tự trao quyền” cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi đa phần đều tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Chính những thay đổi trên của thị trường buộc DN ngành bánh kẹo phải có chiến lược và bước đi phù hợp để có thể trụ vững trên sân nhà. 

Chủ động thích ứng

Trước những thay đổi nói trên, nhiều DN bánh kẹo cho biết đã phải điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng này. Chẳng hạn, Bibica định hướng thời gian tới sẽ tập trung phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường, phù hợp với vị trí trưng bày dù ở bất cứ không gian nào. Việc này nhằm giúp sản phẩm của DN được khách hàng nhận diện dễ dàng hơn. Trong khi đó, KIDO cho biết thay vì đa dạng hóa danh mục sản phẩm sẽ sàng lọc, nghiên cứu và sản xuất những nhóm sản phẩm có nhu cầu cao, quy mô thị trường lớn, mang lại hiệu quả ngay.

Ngoài những chiến lược trên, các DN bánh kẹo cho biết sẽ đẩy mạnh truyền thông, chiết khấu, hỗ trợ nhà phân phối cũng như thường xuyên ra mắt những sản phẩm mới. Bởi một sản phẩm bánh kẹo khi ra đời ngoài tiêu chí chất lượng thì còn phải đáp ứng được việc đa dạng nhu cầu của gia đình vào những thời điểm khác nhau. Hay như sản phẩm có thể được dùng cho đa dạng đối tượng khách hàng, ví dụ như người cao tuổi thì có nhu cầu sử dụng sản phẩm ít ngọt hơn, dễ tiêu hóa…  

1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
6
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
01
01
Lãnh đạo không nắm bắt được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo kịp thời tại thời điểm hiện tại?
02
Nhân viên và các cấp quản lý tốn nhiều thời gian cho việc làm báo cáo để trình cấp trên?
02
03
03
Các báo cáo thiếu chính xác do được nhập và tập hợp từ nhiều phòng ban độc lập nhau?
04
Trao đổi thông tin, kết nối dữ liệu làm việc giữa các phòng ban là không kịp thời và không chia sẻ được với nhau.
04
05
05
Kết nối thông tin từ bộ phận sản xuất tới các bộ phận văn phòng, giám sát gặp trở ngại do không gian địa lý của văn phòng và nhà máy sản xuất là cách xa nhau.
06
Kế toán không tính toán chính xác được chi phí sản xuất, lợi nhuận của từng mặt hàng?
06
07
07
Phòng Kinh doanh Không thể quản lý doanh số của nhân viên kinh doanh và tình hình sản xuất hàng hóa của nhân viên sản xuất?
08
Không thể quản lý số lượng xuất nguyên liệu, nhập thành phẩm và tồn hiện tại của nguyên liệu, thành phẩm?
08
09
09
Khó khăn trong việc dự tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tính toán năng lực sản xuất, quyết định có nhận được đơn đặt hàng không?
10
Khó khăn trong việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời và chính xác?
10
11
11
Khó khăn trong việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu để có các hành động như gửi yêu cầu mua nguyên vật liệu để thực hiện công tác mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất?
12
Sản phẩm được sản xuất với khối lượng khổng lồ, làm sao để kiểm soát chất lượng sản phẩm ?
12
13
13
Khó khăn trong việc Kiểm tra hàng hóa hết hạn: khả năng lưu dữ liệu nhập, xuất, hàng tồn hàng ngày hỗ trợ kiểm tra số lượng hàng tồn và thời gian tồn để biết hàng hóa nào còn có thể sử dụng, hàng hóa nào đã quá hạn sử dụng để có kế hoạch tiêu hủy, đảm bảo chất lượng và duy trì niềm tin với người tiêu dùng
14
Doanh Nghiệp có đến hàng trăm điểm phân phối, làm cách nào để tạo Tuyến Bán Hàng hiệu quả cho nhân viên bán hàng ?
14
15
15
Khó khăn trong việc quản lý và theo dõi các chương trình khuyến mại: thời gian áp dụng, sản phẩm, khách hàng, hàng tặng hàng hoặc hàng tặng hàng khác, khuyến mại theo số lượng bán, …?
16
Khó khăn trong việc kết nối dữ liệu giữa nhân viên thị trường với bộ phận kế toán, kho, quản lý đơn hàng khi chưa có hệ thống kết nối thông tin?
16
17
17
Khi khách hàng quá nhiều, việc quản lý thông tin của họ cũng là một vấn đề gây đau đầu cho nhiều chủ cửa hàng. Vì sẽ có lúc Doanh nghiệp muốn thực hiện một chương trình ưu đãi, tri ân nào đó, và bạn cần thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch chi tiết sẽ mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn?
18
Số liệu và báo cáo thống kê không chính xác, tốn nhiều thời gian. Làm sao để hệ thống hóa số liệu?
18
19
19
Làm sao để chuẩn hóa toàn bộ quy trình viếng thăm khách hàng để đảm bảo tính nhất quán và đạt hiệu quả cao nhất?
20
Theo dõi thông tin của từng điểm bán, diễn biến thị trường, chiến lược kinh doanh tại từng đại lý của đối thủ cạnh tranh?
20
21
21
Khó khăn quản lý doanh thu của từng điểm bán hàng, thông tin thay đổi trị trường, hoạt động của đối thủ cạnh tranh khi dữ liệu không được kết nối với thiết bị cầm tay?

Khách hàng tiêu biểu