IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của bất kỳ nền nông nghiệp nào. Ngành chăn nuôi phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật nuôi (gia súc, gia cầm). Trong ngành này, 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của chăn nuôi là con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại.

Sức tiêu thụ thịt của Việt Nam mang đến những cơ hội hấp dẫn và sẽ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thịt đa dạng và mạnh nhất trên toàn cầu trong những năm tới, với mức tăng nhanh ở cả ba loại thịt chính (lợn, bò, gia cầm). Động lực tăng trưởng đến từ mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người mạnh mẽ và đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó, VN không có trở ngại văn hóa đối với việc tiêu thụ thịt.

Tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa… Hàng loạt các hội nghị, diễn đàn kinh tế gần đây cũng đã đưa ra những chính sách có lợi cho ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

Bên cạnh những thế mạnh và tiềm năng trên, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất phải kể đến hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm còn ở mức cao, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều hoạt động quảng cáo. Do đó, nhiều sản phẩm tốt nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thành cao là bởi thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Cùng với đó, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ, không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.

Tiếp đó, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, các mặt hàng nước ngoài lại dễ dàng tràn vào Việt Nam với chất lượng tốt và mức giá rẻ hơn.

Ở nước ta hiện nay còn tồn tại hiện tượng thực phẩm bẩn. Bởi người sản xuất, kinh doanh mong muốn hạ giá thành và kiếm lời nhiều hơn dùng các chất cấm để tăng trọng gia súc, gia cầm, hay thậm chí là để biến những vật nuôi đã chết bốc mùi thành món ăn ngon mắt. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại hơn việc sử dụng các sản phẩm trong nước, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn.

Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước và chính người chăn nuôi cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy ngành phát triển lớn mạnh ngành chăn nuôi Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
6
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Thấu hiểu được khó khăn của các doanh nghiệp chăn nuôi. Meliasoft đã đầu tư một đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu yếu tố đặc thù của ngành và yêu cầu chuyên biệt của các cấp quản lý, đồng thời kế thừa quy trình quản lý chăn nuôi hiện đại của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi gia súc trong và ngoài nước,... Từ đó xây dựng nên Phần mềm quản lý tổng thể cho các doanh nghiệp chăn nuôi.
01
01
- Thị trường biến động, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ do chưa tối ưu hoạt động, tinh gọn quy trình?
02
- Khó khăn trong việc đưa ra các thông tin khi trình phê duyệt, trình ký và gửi thông tin Hợp đồng nguyên tắc, Đơn đặt hàng mua, Hợp đồng mua với Bộ phận kế toán, Kỹ thuật, Ban lãnh đạo công ty?
02
03
03
- Áp dụng công cụ quản lý truyền thống để quản lý vật tư, thức ăn gặp nhiều khó khăn, kế toán gặp những sai sót trong quá trình kiểm kê, báo cáo, tiêu tốn nhiều thời gian để thực hiện?
04
- Khó khăn trong việc lập kế hoạch tiêu thụ, dự báo nguyên, phụ liệu các mảng chăn nuôi, gia công, liên kết?
04
05
05
- Khó khăn theo dõi quá trình chăn nuôi, ăn uống theo khu vực, sức khỏe vật nuôi để giảm số lượng vật nuôi chết trong đàn?
06
- Khó khăn nắm bắt cuộc đời của vật nuôi như các sự kiện như ngày sinh tháng đẻ, con bố nào mẹ nào, cây phả hệ ra sao, lịch sử thú y thế nào
06
07
07
- Khó khăn trong việc quản lý nhân viên thị trường (thăm đại lý, check in viếng thăm, chụp ảnh), báo cáo công việc?
08
- Khó khăn trong việc quản lý đơn hàng, tiến độ giao hàng, địa điểm giao nhận, nhân viên giao nhận, phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển…?
08
09
09
- Khó khăn đánh giá nhà cung cấp theo định kỳ các mặt hàng cũ mua thường xuyên, từng lần phát sinh để đưa vào danh sách các nhà cung cấp lựa chọn mua các kỳ tiếp theo để lập kế hoạch mua?
10
- Khó khăn theo dõi số lượng, ngày dự kiến xuất chuồng để lên kế hoạch thu mua?
10
11
11
- Khó khăn theo dõi hàng nguyên liệu tồn kho quản lý theo đóng bao (không theo dõi trọng lượng từng bao mà mục đích đóng bao để bảo quản, lưu trữ) hoặc hàng rời (đổ đống)?
12
- Khó khăn Quản lý nhập/xuất/tồn kho theo lô?
12
13
13
- Khó khăn trong việc theo dõi sản xuất từ lệnh sản xuất, kết quả sản xuất do việc áp dụng các công cụ rời rạc?
14
- Khó khăn theo dõi quá trình luân chuyển, thời gian của vật nuôi qua từng giai đoạn xoay vòng từ bố/mẹ, vật nuôi giống, thịt, giá thành từng loại vật nuôi. Giá thành từng loại vật nuôi dựa trên chi phí thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhân công trực tiếp?
14
15
15
- Khó khăn trong việc quản lý số lượng hàng tồn kho tối thiểu vật tư, thức ăn chăn nuôi?
16
- Khó khăn quản lý số lượng cá thể trong đàn: Số lượng nhập chuồng, xuất chuồng, số lượng heo con,… tránh tình trạng lạc, mất
16
17
17
- Khó khăn trong việc quản lý số lượng, giá trị, giá trị đã phân bổ, giá trị còn lại theo từng đợt bổ sung (gọi là lô)?
18
- Khó khăn tổng hợp báo cáo chi phí trả trước của từng lô bố mẹ, báo cáo kiểm kê cuối kỳ?
18
19
19
- Khó khăn theo dõi phân bổ, khấu hao chỉ phí từ mẹ sang con theo thời gian, theo lứa và quá trình chuyển chuồng của mẹ con?
20
- Việc xử lý giá thành theo con số tổng trang trại theo từng kỳ chăn nuôi không chi tiết theo đàn, giai đoạn chăn nuôi khó khăn trong việc quản lý hiệu quả?
20
21
21
- Khó khăn giám sát công nợ phải thu của khách hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau. Hiển thị số dư công nợ tức thời của khách hàng tại thời điểm lập chứng từ, đối chiếu với hạn mức tín dụng cho phép (nếu vượt quá không cho xuất hàng).

Khách hàng tiêu biểu