IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh.
Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
Ngành dệt may của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Một mặt, xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới… là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu.
Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.
Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức:
Thứ nhất: May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất ­lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Thứ hai: Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư­ thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.
Thứ ba: Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may ch­ưa xây dựng được th­ương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
 
 
Phần mềm quản lý sản xuất ngành may là giải pháp được xây dựng với những tính năng linh hoạt để đáp ứng tốt việc quản lý bài toán đặc thù của ngành may mặc và nâng cao hơn nữa năng suất và khả năng quản lý tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường và hội nhập. Với khả năng linh hoạt, hệ thống ERP hỗ trợ người dùng quản lý quy trình hoạt động của doanh nghiệp may mặc một cách toàn diện và hiệu quả.
01
01
- Lãnh đạo không nắm bắt được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp sản xuất May mặc kịp thời tại thời điểm hiện tại?
02
- Nhân viên và các cấp quản lý tốn nhiều thời gian cho việc làm báo cáo để trình cấp trên
02
03
03
- Trao đổi thông tin, kết nối dữ liệu làm việc giữa các phòng ban là không kịp thời và không chia sẻ được với nhau.
04
- Kết nối thông tin từ bộ phận sản xuất tới các bộ phận văn phòng, giám sát gặp trở ngại do không gian địa lý của văn phòng và nhà máy sản xuất là cách xa nhau.
04
05
05
- Lãnh đạo, Ban giám đốc, Giám đốc nhà máy, Quản đốc gặp khó khăn khi theo dõi tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất?
06
- Khó khăn quản lý số lượng xuất nguyên liệu, nhập thành phẩm và tồn hiện tại của nguyên liệu, thành phẩm?
06
07
07
- Khó khăn khi xem báo cáo tổng hợp tình hình thu chi tài chính trong ngày, trong tháng, trong quý, trong năm?Từ các khó khăn trên doanh nghiệp của bạn khó có thể đưa ra những kế sách, giải pháp thúc đẩy tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp cũng như đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nếu phát sinh tình trạng xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
08
- Chưa có công cụ quản lý, phân bổ chênh lệch thực tế xuất kho so với định mức công ty xây dựng hiệu quả để làm cơ sở đối chiếu với định mức khách hàng yêu cầu.
08
09
09
- Khó khăn theo dõi Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chính xác trong việc lập kế hoạch giúp các đơn hàng được giao đúng hạn, sử dụng lao động tốt nhất và đảm bảo rằng nguồn cung cấp và thiết bị phù hợp có sẵn cho mỗi đơn hàng?
10
- Khó khăn việc theo dõi bàn cắt, các thông tin kiểu dáng, màu sắc, số bàn cắt, lượng cắt thực tế từ đó tính toán vải thực tế tiêu hao, số lượng thực tế sử dụng?
10
11
11
- Khó khăn việc đánh giá, kiểm kê nguyên phụ liệu tồn, thống kê % hoàn thành sản phẩm, số lượng chưa sản xuất, sản phẩm lỗi trên mỗi dây truyền?
12
- Khó khăn đồng bộ các dữ liệu từ các phòng ban, các công ty con, xưởng sản xuất: Trong ngành dệt may, khối lượng công việc trong quản lý sản xuất là rất lớn và luôn có nhu cầu lưu trữ để phục vụ phân tích thống kê, quản lý không chỉ yêu cầu để đáp ứng theo dõi nguyên liệu, mà phải đảm bảo tốc độ xử lý, thời gian cập nhập dữ liệu ngắn, thuận tiện trong kiểm soát từng công đoạn?
12
13
13
- Khó khăn tối ưu sản xuất: tính toán được giá thành kế hoạch của sản phẩm khi còn trên bản vẽ thiết kế. Từng chi tiết sản phẩm, màu, chất vải?
14
- Sản phẩm của ngành dệt may rất đa dạng về kích cỡ, chủng loại, hoa văn, độ co dãn, độ dài của sợi, màu sợi, loại vải,…. Vì vậy việc quản lý nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn để phục vụ sản xuất?
14
15
15
- Khó khăn việc thống kê khối lượng công việc đã hoàn thành trên từng công đoạn, từ đó có thể hỗ trợ điều chỉnh sản xuất phân xưởng cho phù hợp và đồng thời hỗ trợ giải quyết bài toán lương khi điều động nhân công trên dây chuyền may?
16
- Khó khăn trong việc theo dõi tiến độ bộ phận cắt, may, quản lý chất lượng?
16
17
17
- Khó khăn trong việc ghi nhận chi tiết kết quả phân loại và chất lượng sản phẩm, tình trạng lỗi sản phẩm?
18
- Khó khăn khi truy xuất lô sản phẩm theo bộ phận sản xuất, ngày tháng sản xuất, quy trình sản xuất?
18

Khách hàng tiêu biểu