IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào như cát trắng thạch anh ở hầu hết các bãi biển, có nguồn đá vôi, đôlômit, pecmatit dồi dào, để sản xuất kính. So với các nước khác, nước ta thuộc diện đầu tư muộn về công nghệ sản xuất kinh, nhưng đã nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của thế giới trong sản xuất kính phẳng như công nghệ kính nổi (Float) tiên tiến nhất hiện nay, trong công nghệ gia công kính tôi nhiệt an toàn, kính dán an toàn nhiều lớp, kính màu, kính gương, …. Song song với việc đầu tư công nghệ tiên tiến, năng lực vận hành sản xuất, làm chủ công nghệ của đội ngũ cán bộ, công nhân trong sản xuất kính cũng ngày càng một nâng cao.

Bên cạnh điều kiện về nguyên liệu và đầu tư công nghệ, Việt nam là một thị trường tiêu thụ rất lớn với hơn 90 triệu dân, đang trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc xây dựng với tốc độ đô thị hóa nhanh, các nhà cao tầng, chung cư, cao ốc, văn phòng, khách sạn, … thị trường lớn là cơ sở để đầu tư các dây truyền sản xuất quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

Theo Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam, nhu cầu sử dụng Vật liệu xây dựng các vật liệu cao cấp đặc biệt là sản phẩm sau kính đã trở thành một vật liệu được ưa chuộng, thông dụng trong xây dựng và trong trang trí nội thất. Nhiều doanh nghiệp ra đời trong những năm gần đây gặt hái nhiều thành công và đang hướng tới thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, do sự hạn chế về nguồn vốn, về năng lực quản lý, tư duy thị trường và sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực công nghệ mới mẻ này cho nên ngành kính Việt nam, mặc dù đã có bước phát triển rất nhanh, rất mạnh nhưng cũng bộc lộ những bất cập trong lựa chọn công nghệ, lựa chọn công nghệ, lựa chọn quy mô đầu tư. Chính nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán nhỏ lẻ, thiếu tập trung và sức cạnh tranh của ngành kính Việt nam chưa cao.

Việc cạnh tranh về giá so với các sản phẩm nước ngoài vô cùng khốc liệt đặc biệt là sản phẩm từ trung quốc. Các sản phẩm nước ngoài đủ các chủng loại với mức giá luôn thấp hơn kính sản xuất trong nước, do giá nguyên vật liệu trong nước cao hơn trong khu vực.

Trước thách thức của một thị trường cạnh tranh khốc liệt, nên các sản phẩm kính phải cạnh tranh bằng chất lượng cao, đa dạng sản phẩm, màu sắc…cũng như các chế độ hậu mãi tốt. Và dự án mở rộng dây chuyền, cải tạo nâng công suất – chất lượng sản phẩm kính phải được thực hiện và tìm các giải pháp nâng cao công suất máy, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đồng thời giảm khí thải ra môi trường.

1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
6
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Dựa trên nền tảng của hệ thồng Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Meliasoft. Meliasoft đã xây dụng và phát triển giải pháp ERP cho ngành bao bì với nhiều module chắc năng đáp ứng nhu cầu quản lý gia công, thương mại cho ngành Gia công gương kính. ERP của Người việt hướng đến nền công nghệp 4.0. Giải pháp được Meliasoft đúc rút sau quá trình nghiên cứu sâu trong ngành Gia công gương kính và ứng dụng giải pháp vào các nhà máy như: Nhà máy Gương kính số 01, Nhà máy Kính Thăng Long, Nhà máy Kính Thiên Sơn, Nhà máy Kính Thành Trung, Nhà máy Kính Tám oanh, .... Do dó chúng tôi am hiểu những khó khăn và yêu cầu để tư vấn cho khách hàng giải pháp quản trị doanh nghiệp Gia công và thương mại gương kính sao cho hiệu quả.
Khó khăn doanh nghiệp Gia công gương kính gặp phải
01
01
- Mặc dù doanh nghiệp luôn hướng tới tăng doanh thu, cắt giảm chi phí do cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng không có đủ thông tin, biện pháp để thúc đẩy doanh thu (thúc đẩy sản phẩm nào? ở khúc thị trường nào? Khách hàng nào? …, giảm chi phí ở khâu nào?
02
- Doanh nghiệp chưa coi trọng việc lập kế hoạch dẫn đến Kế hoạch đưa ra thiếu căn cứ, đồng thời gặp rất nhiều khó khăn trong công tác theo dõi tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo do thiếu các công cụ tự động hóa hỗ trợ đắc lực.
02
03
03
- Các bộ phận chưa liên kết được với nhau, việc quản lý rời rạc, khó kế thừa dữ liệu trong 01 quy trình xử lý xuyên suốt. Việc tổng hợp thông tin còn chậm, chưa hiệu quả.
04
- Mỗi ngày, doanh nghiệp sản xuất gia công kính sẽ nhận được một khối lượng đơn hàng khổng lồ. Trong đó, mỗi đơn hàng đều có những yêu cầu khác nhau như kích cỡ, vị trí khoan cắt, mài kính như thế nào… Việc quản lý đơn hàng bằng giấy tờ sẽ làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát, dễ dàng bỏ sót các đơn hàng quan trọng, làm chậm tiến trình sản xuất kính và giao hàng chậm?
04
05
05
- Khó khăn trong việc tính giá bán dựa trên kích thước; tiền gia công hàng hóa khi lên đơn hàng?
06
- Việc đau đầu, mất thời gian việc ghi chép hàng hóa nhập xuất, phiếu tính tiền cho khách hàng và thu chi hàng ngày?
06
07
07
- Khó khăn chăm sóc Khách hàng; thực hiện, theo dõi chính sách chiết khấu, chương trình khuyến mại (thẻ tích điểm, thẻ hạng khách hàng, SMS,...)?
08
- Khó khăn trong việc quy trách nhiệm cho công nhân, tổ đội trong việc xảy ra hỏng hóc nguyên vật liệu, sản phẩm vì sản phẩm kính là vật liệu dễ vỡ?
08
09
09
- Khó khăn việc tăng năng suất làm việc của công nhân?
10
- Khó khăn trong việc quản lý kho kính tận dụng (DC). Việc nhận đơn hàng yêu cầu kích thước kính gia công nhỏ hơn so với tấm phôi ban đầu, sau khi gia công xong sẽ có những phần kính thừa còn lại sẽ được tận dụng đơn hàng mới?
10
11
11
- Việc lưu trữ truyền thống rất khó trong việc quản lý nguyên vật liệu, kính thừa, hàng hóa một cách chi tiết được nếu không sử dụng barcode, QR?
12
- Khó khăn, mất nhiều thời gian, hay bị nhầm lẫn trong việc quản lý gia công các công đoạn: Cắt kính -> Mài kính -> Khoan, đục lỗ -> Tôi cường lực kính. Nếu như không hệ thống được toàn bộ quy trình gia công kính, doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt được sản phẩm đang đi đến giai đoạn nào, tiến độ gia công đến đâu?
12
13
13
- Công nợ nhà cung cấp, công nợ khách hàng, các khoản thu, chi không chính xác?
14
- Xem báo cáo doanh số, lợi nhuận, còn tồn nhiều thời gian, không chính xác đến từng mặt hàng?
14

Khách hàng tiêu biểu