5.1. Quản lý tài sản

15.10.2018

Bạn có thể vào mục Quản lý, chọn Quản lý tài sản trên thanh menu ngang.

Hoặc chọn phân hệ Tài sản, công cụ tại màn hình chính. Click chuột chọn Quản lý tài sản.

Khi vào Quản lý tài sản, người dùng sẽ truy cập được vào bảng Nhóm tài sản. Tại đây có thể thêm mới, sửa, xóa Nhóm tài sản để phù hợp với công tác quản lý tại đơn vị.

Enter để vào Nhóm tài sản.

Màn hình hiển thị được chia làm 2 bảng. Bảng trên hiển thị thông tin chung về tài sản, bảng dưới hiển thị thông tin chi tiết của tài sản.

Bạn có thể thực hiện các phím chức năng được liệt kê trên thanh tiêu đề của bảng. Hoặc click vào các nút bên dưới màn hình.

Click chuột phải và chọn Thêm mới (F2).

Khai báo Nhóm cho tài sản cần khai báo. Bạn có thể Drop lookup chọn Nhóm tài sản.

Mã tài sản: Tối đa 16 ký tự, khai báo mã của tài sản.

Số thẻ tài sản: Tối đa 16 ký tự, mặc định giống với mã tài sản, tuy nhiên bạn có thể thay đổi thông tin này.

Tên tài sản: Tối đa 64 ký tự, khai báo tên cho tài sản.

Đơn vị tính: Tối đa 08 ký tự, khai báo đơn vị tính cho tài sản.

Nước sản xuất: Tối đa 16 ký tự, khai báo nguồn gốc cho tài sản.

Năm sản xuất: Tối đa 4 ký tự, khai báo năm sản xuất của tài sản.

Công suất: Tối đa 64 ký tự, khai báo công suất hoạt động của tài sản.

Số lượng: Tối đa 5 ký tự, khai báo số lượng tài sản.

Tài khoản tài sản: Là tài khoản theo dõi tài sản. Đây là tài khoản chi tiết. Drop lookup để chọn tài khoản tài sản tương ứng.

Mục đích sử dụng: Tối đa 02 ký tư, Drop lookup chọn trong Danh mục mục đích sử dụng.

Mã tăng: Tối đa 02 ký tự, được chọn trong Danh mục lý do tăng giảm của tài sản.

Khai báo ngày tăng tài sản, là ngày tài sản bắt đầu thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp.

Khai báo ngày đơn vị đăng ký tính khấu hao với cơ quan thuế.

Khai báo bộ phận sử dụng tài sản, được chọn trong Danh mục bộ phận.

Khai báo nguồn vốn hình thành tài sản, được chọn trong danh mục nguồn vốn.

Nguyên giá tài sản: Là nguyên giá của tài sản, khai báo chi tiết theo từng nguồn vốn hình thành tài sản.

Giá trị hao mòn: Là giá trị đã khấu hao tới thời điểm cập nhật tài sản.

Giá trị còn lại được tự động tính bằng “Nguyên giá” trừ đi (-) “Giá trị hao mòn”. Bạn cũng có thể gõ giá trị còn lại để chương trình tự động tính ra Giá trị hao mòn.

Dùng phím Spacebar để thay đổi giữa 02 tùy chọn Có hoặc Không tính khấu hao tài sản. Nếu nhập giá trị bằng C, chương trình mới cho phép nhập các thông tin tiếp theo.

Thời điểm tính khấu hao (Còn lại): Là ngày bắt đầu tính khấu hao. Không được trước ngày tăng tài sản.

Giá trị tính khấu hao: Là giá trị dùng để tính khấu hao, có thể là nguyên giá hoặc giá trị còn lại, tuy nhiên bạn cũng có thể đổi cho phù hợp.

Số tháng đăng ký KH: Là số tháng mà tài sản khấu hao hết. Là căn cứ để chương trình lấy ra giá trị khấu hao cho một tháng.

Số tháng khấu hao còn lại: Khai báo thời gian khấu hao còn lại của tài sản từ khi được cập nhật.

Giá trị khấu hao 1 tháng của tài sản sẽ được chương trình tự động tính bằng giá trị còn lại chia cho số tháng khấu hao còn lại.

F12 – Chuyển sang tab Hạch toán.

Tài khoản Nợ khấu hao: Là TK chi phí của tài sản, TK này sẽ tự động ghi Nợ khi tính khấu hao tài sản.

Tài khoản Có khấu hao: Là TK hao mòn của tài sản. TK này sẽ tự động ghi Có khi tính khấu hao tài sản.

Khai báo nhân viên liên quan đến tài sản trong Quản lý nhân viên. Có thể bỏ trắng thông tin này nếu không theo dõi theo nhân viên.

Chọn khoản mục chi phí khấu hao trong Danh mục khoản mục phí.

Khai báo Sản phẩm, Hợp đồng, Phân loại liên quan đến tài sản trong Danh mục sản phẩm (Công trình), Quản lý Hợp đồng, Phân loại. Có thể bỏ trắng thông tin này nếu không theo dõi theo Sản phẩm, Hợp đồng, Phân loại.

F12 – Chuyển sang tab Trạng thái.

Thông tin tab Trạng thái được cập nhật khi Ghi giảm tài sản hoặc thôi khấu hao.

Ngày thôi khấu hao: Là ngày chấm dứt tính khấu hao tài sản. Có thể là ngày thanh lý, nhượng bán tài sản.

Lý do giảm tài sản: Tối đa 2 ký tự, được chọn trong Danh mục lý do tăng giảm tài sản.

Bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl+P để ghi giảm một phần nguyên giá, giá trị khấu hao của tài sản.

Tại đây, bạn liệt kê các thông tin liên quan đến phần giảm của tài sản. Bạn có thể liên hệ với nhân viên hỗ trợ của Meliasoft để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Khai báo ngày giảm tài sản, có thể là ngày thôi khấu hao nếu việc thôi khấu hao là do giảm tài sản.

Khai báo số chứng từ liên quan đến việc giảm tài sản.

Dùng phím Spacebar để thay đổi giữa 2 tùy chọn Có hoặc Không chờ thanh lý.

Khai báo ngày thế chấp tài sản nếu lý do giảm tài sản là do thế chấp (nếu có).

F12 – Chuyển sang tab Ghi chú.

Tab Ghi chú cho phép khai báo thêm các thông tin liên quan đến TSCĐ (Nguồn gốc, nhà cung cấp, giao cho ai quản lý, số năm khấu hao,…)

F12 – Chuyển sang tab chi tiết bảo hành.

Chi tiết bảo hành: Nội dung diễn giải cho thông tin bảo hành. Có thể là bộ phận của tài sản.

Nhập các thông tin chi tiết bảo hành tài sản nếu có.

F12 – Chuyển sang tab Mở rộng.

Khai báo các thông tin quản lý mở rộng cho tài sản nếu bạn có theo dõi.

F12 – Chuyển sang tab chi tiết.

Khi tăng hoặc giảm tài sản, bạn phải hạch toán các nghiệp vụ liên quan đế việc tăng giảm tài sản.

Ví dụ: Khi tăng tài sản, hạch toán chi tiền để mua tài sản. Tại tab chi tiết 2 bạn chọn đúng mã tài sản mua về để quản lý.

Space tích chọn tài sản, F10 – Phân nhóm lại cho tài sản. Tích chọn chỉ tiêu cần phân nhóm lại và nhập thông tin thay đổi.

Esc – Quay ra.

Enter – Chi tiết.

Bộ phận đã được phân nhóm lại.

Tương tự, người dùng cũng có thể tích chọn và F12 – Thực hiện thay đổi các thông tin chi tiết tài sản theo từng tháng.

Nếu đã tính khấu hao tài sản được một vài tháng và muốn thay đổi thông tin tài sản, người dùng có thể vào đây để nhập lại.

Alt+C – Chấp nhận.

F3 – Xem/Sửa tài sản.

Khi tài sản đã ghi giảm, nhấn F3 chương trình hiện cảnh báo.

Tại đây, hiển thị các chứng từ kế toán có hạch toán liên quan tới tài sản. Bạn có thể click vào nút … để xem chi tiết.

Bạn có thể F3 – Xem chứng từ, ESC – Quay ra.

Alt+C – Chấp nhận.

Esc – Quay ra.

Tin trước: 5. Giới thiệu phần Quản lý

Tin tiếp: 5.2. Quản lý chi phí trả trước