TCO của một hệ thống CNTT
TCO (tổng chi phí sở hữu) là một thuật ngữ quen thuộc với giới quản lý, nó thể hiện số tiền phải chi để sở hữu một tài sản, một hệ thống hoặc một dịch vụ. Đối với hệ thống CNTT, TCO gồm 2 phần: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; chi phí trực tiếp gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu, thiết lập hệ thống và huấn luyện nhân viên; chi phí gián tiếp gồm chi phí vận hành, mua bảo hiểm thiệt hại, và thiệt hại khi hệ thống không hoạt động.
AMR Research cho rằng “Trung bình các doanh nghiệp nhỏ và vừa chi phí khoảng 6,4% doanh thu hàng năm cho hệ thống CNTT”. Gartner, Inc. thì lại ước tính “85% TCO của hệ thống thông tin là chi phí gián tiếp”.
Chi phí gián tiếp chiếm phần lớn tổng chi phí sở hữu hệ thống thông tin, trong đó chi phí vận hành có tỉ trọng lớn nhất.
Tối ưu chi phí vận hành
Tối ưu chi phí là công việc và mục tiêu của mọi nhà quản trị, báo cáo của AMR Research nhấn mạnh 6,4% tính trên doanh thu chứ không phải trên chi phí của doanh nghiệp, một tỉ lệ rất lớn.
Chúng ta cũng biết phần cứng ngày càng tốt và rẻ hơn, phần mềm và hệ điều hành thậm chí còn miễn phí, rõ ràng việc tối ưu hóa chi phí cho hệ thống thông tin cần tập trung vào cắt giảm chi phí vận hành.
Giải pháp đầu tiên được xem xét khi cắt giảm chi phí vận hành là sử dụng hạ tầng thuê lại, doanh nghiệp cho thuê sẽ có các phương pháp riêng để cắt giảm chi phí, chẳng hạn như chia sẻ hạ tầng với nhiều doanh nghiệp khác. Văn phòng chia sẻ co-working kiểu WeWork, Naked Hub hay Toong chính là giải pháp kiểu này.
Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn không phù hợp với văn phòng kiểu co-working thì sao? Có lời giải khác còn tốt hơn rất nhiều: “dịch vụ đám mây” – một ứng dụng đám mây kiểu khác, không giống như những dịch vụ đám mây lưu trữ kiểu OneDrive hay Google Drive.
Giải pháp mạng Nebula dựa trên đám mây, đơn giản và mạnh mẽ, phù hợp với văn phòng nhiều địa điểm.
Hệ thống mạng dựa trên đám mây giúp ích gì cho doanh nghiệp?
Với những giải pháp mạng truyền thống, hệ thống sẽ được thiết lập riêng cho từng văn phòng, các văn phòng có thể kết nối với nhau thông qua mạng internet. Về cơ bản, chất lượng hệ thống mạng sẽ không đồng nhất vì các thiết kế ở dạng bản thảo sẽ có những sai lệch nhất định trong quá trình triển khai vì tùy thuộc vào trình độ chuyên môn của nhân lực tại từng địa điểm.
Mỗi văn phòng cần phải có ít nhất một nhân sự vận hành hệ thống, trường hợp văn phòng gần nhau có thể dùng chung nhân sự nhưng lại tăng chi phí đi lại. Ngoài ra, các chính sách ở quy mô toàn doanh nghiệp sẽ khó triển khai đồng bộ vì phụ thuộc vào triển khai tại từng văn phòng, chẳng hạn như các quy tắc bảo mật, chia sẻ mạng, dịch vụ mạng.
Nebula là một giải pháp mạng của Zyxel, vận hành trên nền tảng đám mây, hệ thống bao gồm một dải nhiều loại thiết bị mạng đặc biệt phù hợp với việc lắp đặt giản đơn, này khiến việc triển khai thiết bị mạng giống như triển khai thiết bị điện thông thường, không cần chuyên môn về mạng mà chỉ cần cắm-và-chạy. Các thiết bị có sẵn các công nghệ tiêu chuẩn, hỗ trợ cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz, ăng-ten ẩn vào trong giúp giảm thiểu không gian chiếm dụng.
Quá trình triển khai nhanh chóng vì chỉ việc quét mã QR khai báo với đám mây về vị trí triển khai thiết bị, mọi việc cấu hình khác đều tự động.
Lợi thế lớn nhất của hệ thống là chi phí vận hành rất thấp, do không sử dụng thừa nhân lực, toàn bộ hệ thống được kiểm soát tập trung trên đám mây, vì vậy mọi việc liên quan đến vận hành chỉ cần nhân viên kĩ thuật tại head office là đủ, không cần nhân lực riêng tại từng văn phòng.
Điều này cũng có nghĩa càng triển khai hệ thống trên nhiều văn phòng thì giải pháp càng có lợi, do tiết kiệm chi phí nhân lực. Chính vì vậy các chuỗi nhà hàng, khách sạn, quán café cao cấp, doanh nghiệp có hệ thống văn phòng dàn trải,… lựa chọn Nebula như là giải pháp mạng ưa thích.
Một ưu thế khác của các hệ thống mạng dựa trên đám mây, là sự nhất quán và ổn định hệ thống, do việc triển khai được áp dụng cùng lúc và tự động. Chẳng hạn như quản trị viên tại mọi lúc, mọi nơi có thể điều chỉnh trang chào mừng đăng nhập hệ thống cho phù hợp với dịp Tết Âm Lịch, ngay lập tức điều này sẽ được hệ thống tự động áp dụng tại mọi địa điểm, không gặp vấn đề trễ nải do nhân lực như các mô hình mạng truyền thống.
Cơ hội với đám mây
Nghiên cứu của Cisco cho thấy hệ thống mạng dựa trên nền tảng đám mây có thể cắt giảm 20% chi phí ban đầu và 90% chi phí vận hành của hạ tầng mạng, bởi vậy xu thế sử dụng các giải pháp kiểu như Nebula là không thể tránh khỏi, do lợi thế lớn về chi phí.
Việc triển khai đám mây còn mở ra cơ hội áp dụng các công nghệ 4.0 khác vào doanh nghiệp như việc áp dụng các công nghệ khai phá dữ liệu vào phân tích hoạt động mạng, có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích cho việc quản trị doanh nghiệp, chẳng hạn như phát hiện các văn phòng hoạt động không hiệu quả, hoặc phát hiện những bất thường trong hoạt động kinh doanh.
Theo: Nhịp sống kinh tế