Phiếu bù trừ công nợ

13.09.2022

Tổng quan:

Bù trừ công nợ được hiểu là một loại giao dịch, hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ, hàng hóa giữa các đơn vị với nhau hoặc giữa các đối tượng quản lý chi tiết khác như nhân viên, bộ phận, sản phẩm, hợp đồng….

A. Kế toán tổng hợp

Những điểm chính:

  • Dữ liệu phân hệ kế toán tổng hợp được cập nhật theo thời gian thực (real-time) từ các nghiệp vụ phát sinh ở các phân hệ, loại bỏ các bước nhập liệu trùng lắp, tăng tính đồng bộ và nhất quán dữ liệu.
  • Ngoài các dữ liệu từ các phân hệ khác thì kế toán tổng hợp còn lập phiếu bổ sung hạch toán nghiệp vụ khác thông qua “Phiếu kế toán khác”, “Phiếu bù trừ công nợ”.
  • Chương trình thực hiện xử lý tự động các bút toán cuối kỳ theo khai báo của người sử dụng (tự động tạo “Chứng từ tự động”):
  • – Các bút toán cuối kỳ: Tính lương, bảo hiểm; Tính khấu hao tài sản cố định; Phân bổ chí trả trước; Tính giá vốn, giá thành; Khóa sổ kết chuyển cuối kỳ.
  • – Các bút toán cuối năm: Tính chênh lệch tỷ giá, Tạo năm làm việc mới và chuyển số dư sang năm sau.
  • Kỳ báo cáo trên phần mềm có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm, liên năm.
  • Xử lý lãi lỗ khi phân tích kết quả sản xuất kinh doanh: Việc tính lãi lỗ, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh có thể theo chi tiết đơn vị, chi nhánh, nhà máy, bộ phận, nhân viên, ngành hàng hay bất kỳ 1 đối tượng quản lý nào đó.
  • In sổ kế toán: Chương trình cho phép lên báo cáo kế toán theo cả 4 hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung, Chứng từ – ghi sổ, Nhật ký chứng từ, Nhật ký – sổ cái..
  • In báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính…
  • In báo cáo thuế: Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra; báo cáo quyết toán thuế GTGT, tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập; bảng kê tình hình nộp thuế… Phần mềm cho phép đẩy dữ liệu các báo cáo thuế lên hỗ trợ kê khai đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế.
  • Báo cáo quản trị: Phân tích các chỉ tiêu tài chính, Bảng cân đối phát sinh (Quản trị), Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian…

B. Quy trình bán hàng – Kế toán bán hàng

Những điểm chính:

  • Lập và in các chứng từ: Báo giá, Đơn hàng, Kế hoạch giao hàng, Lệnh xuất kho, Hóa đơn bán hàng, Phiếu hàng bán bị trả lại, Phiếu thu tiền hàng theo quy trình.
  • Theo dõi tiến độ thực hiện đơn hàng, hợp đồng bán (giao hàng đúng lượng, đúng hạn).
  • Khai báo tự động tính và định khoản thuế GTGT đầu ra, thuế TTĐB và tự động tính toán tiền chiết khấu bán hàng, giảm giá.
  • Thiết lập và quản lý chính sách bán lẻ: chiết khấu, chương trình khuyến mại, quà tặng,… chi tiết tới từng vùng địa bàn, khách hàng, mặt hàng…
  • Xây dựng phương án giá bán linh hoạt theo: mặt hàng, khách hàng, vùng/địa bàn, hình thức bán buôn/bán lẻ… Cho phép khai báo biên độ của giá bán, so sánh phân tích giá bán thực với giá bán niêm yết.
  • Giám sát công nợ phải thu của khách hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau (hóa đơn, khách hàng, hợp đồng, nhân viên,…).
  • Bù trừ công nợ giữa các khách hàng cũng như giữa các đối tượng quản lý chi tiết khác như nhân viên, bộ phận, sản phẩm, hợp đồng…
  • In báo cáo: Phân tích bán hàng, Sổ chi tiết bán hàng, Báo cáo so sánh giá thực với bảng giá, Theo dõi đơn hàng bán, Báo cáo thời hạn giao hàng theo đơn hàng bán…

C. Kế toán mua hàng

Những điểm chính:

  • Lập và in các chứng từ: Đề nghị mua hàng, Báo giá nhà cung cấp, Đơn hàng mua, Kế hoạch nhập hàng, Phiếu nhập mua, phiếu chi phí vận chuyển, phiếu thanh toán trả nhà cung cấp.
  • Lên báo cáo lựa chọn nhà cung cấp.
  • Phân bổ chi phí mua, chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu cho các mặt hàng (theo giá trị / số lượng).
  • Theo dõi, hạch toán tự động tính thuế GTGT, thuế tiêu thụ, thuế nhập khẩu theo tờ khai hải quan.
  • Giám sát công nợ phải trả nhà cung cấp theo nhiều tiêu thức khác nhau (hóa đơn, nhà cung cấp, hợp đồng, đơn hàng, nhân viên, …)
  • Bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp cũng như giữa các đối tượng quản lý chi tiết khác như nhân viên, bộ phận, sản phẩm, hợp đồng…
  • In báo cáo: Báo cáo lựa chọn nhà cung cấp, Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào, Tổng hợp nhập kho, Tổng hợp vận chuyển bốc dỡ lắp đặt hàng mua, Theo dõi đơn hàng mua, Báo cáo thời hạn giao hàng theo đơn hàng mua…

Hình ảnh trên phần mềm

Màn hình truy cập chứng từ 

Giao diện nhập liệu chứng từ

Mẫu in chứng từ

Quy trình duyệt chứng từ: Hiển thị các giao dịch cần duyệt/đã duyệt

Bảng cân đối số phát sinh

 

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

 

Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản nhằm đánh giá năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 

Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh giúp lãnh đạo Doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh tại đơn vị mình.

Sổ tổng hợp bù trừ công nợ.

 

Tin trước: Định_khoản_NV60

Tin tiếp: Quản lý tài sản