Nhân viên ERP là gì? 4 Kỹ năng nhân viên Triển khai ERP cần

29.05.2023

Để có thể vận hành và ứng dụng tốt hệ thống ERP, không thể không nhắc đến vai trò của nhân viên triển khai ERP. Vậy​ nhân viên ERP là gì? Họ có vai trò gì trong quá trình ứng dụng phần mềm ERP? Cùng Meliasoft đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nhân viên triển khai ERP là ai? 

Nhân viên tư vấn, triển khai ERP là những người có hiểu biết sâu rộng về ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems) – một giải pháp phần mềm quản lý đa phòng ban, đa chức năng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vận hành và phát triển.

Nhân viên triển khai ERP là những người đồng hành, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai và thực hiện phần mềm, hệ thống ERP trong doanh nghiệp, cụ thể là các giai đoạn như: Tư vấn, giải đáp thắc mắc, quá trình triển khai phần mềm, tập huấn sử dụng,…

Bên cạnh việc hiểu biết sâu rộng về hệ thống ERP, nhân viên triển khai ERP còn phải nắm vững quy trình kinh doanh của doanh nghiệp mà mình phụ trách, gắn bó. Từ đó, họ mới có thể tư vấn, chia sẻ những giải pháp phù hợp để khai thác lợi ích của ERP ở mức tối đa cho doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng, một chuyên viên ERP xuất sắc buộc phải sở hữu đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ của từng phòng ban, cùng với kiến thức quản trị sâu rộng cũng như kinh nghiệm thực tế, có như vậy việc hợp tác với các doanh nghiệp mới có thể mang lại hiệu quả tốt đẹp được.

Nhân viên ERP là gì?

2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên triển khai ERP

Tư vấn triển khai ERP là nhiệm vụ chính của nhân viên ERP. Họ là những người trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, họ còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp và các lập trình viên phần mềm ERP.

Do vậy, nhân viên tư vấn triển khai ERP phải có nhiệm vụ khảo sát chi tiết quy trình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp với kinh nghiệm thực chiến của mình để có thể tư vấn và xây dựng các phân hệ trong ERP với chức năng phù hợp cho doanh nghiệp.

Từ đó, nhân viên triển khai ERP tiếp tục cài đặt dữ liệu trên phần mềm ERP và cho doanh nghiệp thấy được bản demo thực nghiệm.

Đặc biệt, với các dự án triển khai ERP đòi hỏi phải tùy biến tính năng, chuyên viên ERP còn là người trực tiếp làm việc, đưa yêu cầu cho các lập trình viên để tạo ra tính năng phù hợp, chính xác nhất với nhu cầu của doanh nghiệp.

Để quá trình hợp tác giữa đơn vị cung cấp phần mềm ERP và doanh nghiệp diễn ra tốt đẹp, người triển khai ERP còn có trách nhiệm theo dõi, giám sát và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng trong suốt quá trình triển khai hoặc đã đi vào vận dụng.

Trong trường hợp phát sinh bất kỳ trục trặc hoặc sự cố nào, họ sẽ phải kết hợp và làm việc trực tiếp với bộ phận kỹ thuật nhằm tìm ra giải pháp khắc phục cách nhanh chóng và hiệu quả.

Có thể thấy rằng, chuyên viên triển khai ERP là những nhân sự chủ chốt quyết định đến tiến độ và hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng hệ thống ERP.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên tư vấn, triển khai ERP

3. Những kỹ năng cần có để trở thành nhân viên triển khai ERP

Những kỹ năng cần có của nhân viên ERP là gì? Để trở thành một nhân viên triển khai ERP, bản thân họ phải tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng quan trọng như:

3.1 Hiểu biết sâu rộng về hệ thống ERP

Là những người trực tiếp thực hiện triển khai hệ thống ERP với doanh nghiệp, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải nắm vững về ERP – hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

Cụ thể, chuyên viên ERP cần hiểu rõ những phương thức hoạt động của doanh nghiệp, với đặc thù như vậy thì giải pháp phù hợp với điều kiện và quy mô của doanh nghiệp là gì, v.v.

Bên cạnh đó, xét trên góc độ của chuyên gia, người giàu kinh nghiệm, họ nên đưa ra lời khuyên, giải pháp phù hợp nhất với khách hàng của mình nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt chi phí, thời gian, nhân lực nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

3.2 Kỹ năng giao tiếp và tư vấn tốt

Sau khi thừa hưởng khối kiến thức và kỹ năng khổng lồ về quản trị doanh nghiệp và hệ thống ERP, chuyên viên ERP còn cần có khả năng giao tiếp và tư vấn tốt.

Vì chỉ khi dùng lời nói của mình thì nhân viên ERP mới có thể chia sẻ, phân tích và thuyết phục khách hàng sử dụng phần mềm được. Yêu cầu về sự nhanh nhẹn, chăm chỉ cũng là một tính cách cần có đối với vị trí này.

3.3 Kỹ năng trình bày

Nhân viên triển khai ERP sẽ là người trực tiếp giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng phần mềm ERP. Trong một số trường hợp, họ sẽ phải thuyết trình trước một người, hai người nhưng thậm chí là trăm, ngàn người.

Vì vậy, người đảm nhận vị trí này còn phải sở hữu kỹ năng trình bày trước đám đông cách ấn tượng và thuyết phục nhất. Muốn truyền tải và chia sẻ những thông tin hữu ích, tính năng, lợi ích của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp thì chính họ phải là những nhà “diễn thuyết” tốt.

3.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Quá trình triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những trường hợp gặp phải sự cố. Vì vậy, ngay thời điểm hợp tác ban đầu, chuyên viên triển khai ERP cần phải theo dõi, giám sát sát sao và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, phù hợp ngay khi khách hàng gặp sự cố.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho “Nhân viên ERP là gì?” cũng như hiểu được vai trò và trách nhiệm của một nhân viên triển khai ERP chuyên nghiệp. Nếu bạn có đam mê với ERP đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành một chuyên viên triển khai ERP xuất sắc nhé. Meliasoft chúc bạn thành công!​

Tin trước: Cách sử dụng hệ thống ERP như thế nào đảm bảo đúng quy trình?

Tin tiếp: 4 bước khai thác lợi ích của ERP triệt để cho doanh nghiệp