Quản lý chi phí trả trước

11.01.2018

Kế toán tài sản công cụ

Tổng quan:

  • Do chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản nên yêu cầu về việc quản lý tài sản chặt chẽ và chi tiết hết sức quan trọng. Phân hệ quản lý tài sản sẽ cung cấp đầy đủ các phương tiện quản lý tài sản từ khi mua mới cho đến khi đưa vào sử dụng, tính khấu hao, sửa chữa bảo dưỡng cho đến khi tài sản được thanh lý.

 

Những điểm chính:

  • Lập và in chi tiết thẻ tài sản.
  • Theo dõi các thông tin tài sản cố định, công cụ dụng cụ
  • + Nguyên giá, giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại, số năm khấu hao, giá trị khấu hao mỗi kỳ…
  • + Nguồn vốn hình thành, mục đích sử dụng, bộ phận sử dụng, nước sản xuất, năm sản xuất, loại tài sản, phụ tùng kèm theo…
  • + Kế hoạch, thời gian thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hàng kỳ…
  • + Các thông tin phân loại khác tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp.
  • Theo dõi biến động tài sản, công cụ dụng cụ:
  • + Sửa chữa lớn, lắp thêm, tháo dỡ phụ tùng, thay đổi bộ phận…
  • + Ghi giảm, khấu hao, thanh lý, đánh giá lại tài sản…
  • + Báo hỏng, sửa chữa, thanh lý công cụ dụng cụ…
  • Ghi nhận kế toán tài sản cố định:
  • + Ghi tăng tài sản: mua mới, bàn giao, sửa chữa lớn, gắn thêm thiết bị…
  • + Ghi giảm tài sản (một phần hoặc toàn bộ), thanh lý nhượng bán tài sản, chuyển tài sản thuê tài chính thành tài sản cố định chủ sở hữu…
  • + Khấu hao tài sản: Theo đường thẳng, theo tỷ lệ, theo giờ hoạt động thực tế của máy móc.
  • + Phân bổ và hạch toán giá trị công cụ vào chi phí trong kỳ: theo đường thẳng, theo tỷ lệ.
  • In báo cáo: Thẻ tài sản, Bảng tổng hợp tình hình sử dụng tài sản, Sổ theo dõi bảo hành tài sản, Báo cáo chi tiết kiểm kê tài sản, Báo cáo tăng giảm tài sản, Bảng tính khấu hao tài sản, Bảng phân bổ giá trị CCDC…

  • Các tính năng khác:
  • + Từ quản lý tài sản có thể xem tất cả chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến tài sản đó.
  • + Kiểm tra lỗi logic trong phân hệ tài sản; Kiểm tra sai lệch số liệu giữa kế toán và tài sản…

 

Tin trước: Quản lý tài sản

Tin tiếp: Phiếu kế toán khác