ERP có tác dụng tối ưu hoá việc hoạch định và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Hiện nay, các phần mềm ERP ngoại nổi tiếng thế giới như SAP, Oracle đã vào Việt nam dưới sự tư vấn và triển khai của các đối tác Việt Nam. Phần mềm ngoại có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít hạn chế khi triển khai tại thị trường Việt Nam. Nắm rõ được các vấn đề này vừa giúp các doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp vừa giúp các nhà cung cấp trong nước tăng lợi thế cạnh tranh trên sân nhà.
Giá của các dự án ERP nội địa được cung cấp và triển khai thường thấp hơn
Giá cả
Đây là cản trở đầu tiên vì các hệ thống ERP ngoại rất đắt đỏ. Ngoài chi phí tư vấn, triển khai phần mềm, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền bản quyền tương đối lớn cho nhà sản xuất ERP ngoại, ước chừng thêm số tiền bằng số tiền cho nhà tư vấn triển khai phần mềm nữa. Vì vậy tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai sản phẩm ERP ngoại lên rất cao.
Giá của các dự án ERP nội địa được cung cấp và triển khai bởi nhà cung cấp trong nước thường thấp hơn, đó cũng là lựa chọn tốt cho những doanh nghiệp vừa.
Khác biệt về hệ thống kế toán Việt Nam và hệ thống kế toán trên phần mềm
Các sản phẩm ERP bao giờ cũng có một phân hệ quan trọng là phân hệ kế toán tổng hợp. Phân hệ này có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và in ra các sổ sách báo cáo theo đúng chế độ kế toán Việt Nam khi áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Thường thì phân hệ kế toán nhận rất nhiều dữ liệu từ các phân hệ khác trong phần mềm ERP và đặt các hạch toán tự động. Chính hạch toán tự động này tạo ra sự không tương thích với chế độ kế toán Việt Nam của các phần mềm ERP ngoại. Sự khác nhau còn thể hiện ở hệ thống tài khoản kế toán, các quy trình xử lý và quản lý tài chính kế toán như chế độ kế toán thuế, các quy định về kết chuyển, phân bổ chi phí và xác định kết quả kinh doanh… Mặt khác, khi chế độ kế toán của Việt Nam liên tục thay đổi, kéo theo hệ thống ERP ngoại cần phải cấu hình, chỉnh sửa lại dẫn đến chi phí cũng phát sinh nhiều hơn.
Ngược lại với các nhà cung cấp nước ngoài, đương nhiên hệ thống ERP được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước sẽ được thiết kế theo chuẩn chế độ kế toán của Việt Nam. Hầu hết các đơn vị trong nước cam kết hỗ trợ bảo hành miễn phí, chỉnh sửa hệ thống, cấu hình lại danh mục tài khoản hoặc các báo cáo liên quan khi chế độ chính sách của nhà nước thay đổi. Điều này không những tạo sự tin tưởng và an tâm cho người sử dụng cũng như lo lắng về khoản phát sinh chi phí kèm theo.
Nhà tư vấn, triển khai không thể chủ động hoàn toàn về kỹ thuật đối với sản phẩm ERP
ERP là phần mềm rất lớn, có nhiều chức năng và hệ thống quy trình phức tạp. Nắm được các chi tiết của phần mềm trong các chức năng và các hoàn cảnh tác nghiệp đã là một việc khó khăn. Biến đổi phần mềm sao cho phù hợp với những yêu cầu nảy sinh hoặc áp vào một doanh nghiệp đặc biệt nào đó lại càng khó khăn hơn. Các nhà tư vấn triển khai các sản phẩm ERP ngoại cần phải có trình độ nghiệp vụ và tin học rất cao. Không như các nhà triển khai ERP nội, các nhà tư vấn triển khai ERP ngoại không có khả năng chủ động thay đổi phần mềm về mặt lập trình nền tảng của sản phẩm. Điều này sẽ tạo khó khăn rất lớn khi bắt buộc phải thay đổi một số quy trình hoạt động cơ bản hoặc nền tảng nào đó trong hệ thống. Vì vậy khi triển khai ERP ngoại, doanh nghiệp thường xuyên phải thay đổi chính mình để phù hợp với phần mềm. Điều này đôi khi tốt cho doanh nghiệp vì có thể đưa vào doanh nghiệp các quy trình quản lý mới hiện đại hơn với xu thế quản trị của thế giới nhưng cũng nhiều khi gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp khi có những sự không phù hợp với thói quen, cách tổ chức công việc… của doanh nghiệp.
Đối với phần mềm được triển khai từ các nhà cung cấp nội địa sẽ dễ dàng, linh động trong việc chỉnh sửa cũng như hiệu chỉnh cho phù hợp với nghiệp vụ của doanh nghiệp. Hơn nữa, các sản phẩm ERP nội địa được thiết kế nền tảng của văn hóa làm việc riêng của người Việt do đó cũng tạo sự linh động biến đổi với quy trình thay đổi của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng.
Công nghệ tiên tiến, hiện đại
Các phần mềm ngoại thường có công nghệ hiện đại, quy trình cũng chuyên nghiệp. Họ cũng là những đơn vị có bề dày kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc hơn so với các nhà cung cấp nội địa.
Về mặt công nghệ, điều tất yếu các doanh nghiệp nội địa sẽ là người đi sau trong việc áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu của việc áp dụng hệ thống ERP, yêu cầu của đơn vị và giải pháp đáp ứng của nhà cung cấp để đi đến sự đánh giá lựa chọn phương án nào thì tối ưu cho bài toán của đơn vị.
ERP là phần mềm rất lớn, có nhiều chức năng và hệ thống quy trình phức tạp
Hiện nay, Việt Nam cũng có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp ERP chuyên nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp nước ngoài như Bravo, Fast, …. Tùy thuộc và nhu cầu, hiện trạng và mong muốn của từng doanh nghiệp mà họ lựa chọn cho mình nhà cung cấp nước ngoài hay trong nước, Giải pháp phần mềm Meliasoft2018 “ERP của người Việt” cũng là một trong những sự lựa chọn mới.