Tại sao lạm phát ở Mỹ lại thấp đến mức đáng kinh ngạc?

08.04.2019

Sau gần 10 năm khôi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ vẫn đang loay hoay với câu hỏi tại sao lạm phát vẫn thấp như vậy.

Lạm phát được tính bằng chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE). Lạm phát cao nhất gần đây là vào tháng 7/2018 ở mức 2,4% và lạm phát giá tiêu dùng ở mức 2,9%. Tuy nhiên kể từ đó, thậm chí khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp thì chỉ số này vẫn giảm xuống dưới 2%.

Thiếu áp lực lạm phát đã làm gây cho Fed một chút khó khăn. Từ lâu người ta đã dự đoán rằng áp lực tăng giá xuất phát chủ yếu từ thị trường lao động. Để chuẩn bị cho điều này, Fed đã tăng lãi suất 9 lần từ tháng 12/2015. Trong khoảng thời gian này họ giải thích rằng lạm phát giảm chỉ là tạm thời. Nhưng họ càng ngày càng thiếu tự tin về điều này. Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell cho rằng lạm phát thấp là lí do làm cho tỷ lệ tăng lãi suất không thay đổi. Ông cũng nhấn mạnh mọi người cần phải kiên nhẫn trong thời gian này

Lạm phát rất khó để dự đoán. Giá năng lượng không ổn định cũng là nguyên nhân của việc lạm phát giảm từ tháng 7 năm ngoái. Lạm phát PCE cơ bản (không tính lương thực và năng lượng) cũng tăng lên 2% giữa năm 2018. Đây là con số mà Fed mong muốn. Tuy nhiên từ tháng 7 đến tháng 12, con số này giảm xuống rất ít, chỉ bằng 0,1%.

Xu hướng này bền bỉ nhưng chính nó lại là một rủi ro.

Lạm phát cơ bản có thể cho thấy một nền kinh tế đang đi xuống. Nhưng chỉ một số thành phần của lạm phát là theo chu kỳ. Các bữa ăn nhà hàng, nội thất và nhà ở dường như tăng giá nhanh hơn trong các đợt giá cả tăng đột ngột. Còn giá cả của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính, quần áo và vận chuyển dường như có nhịp điệu của riêng mình. Theo phân tích của Adam Shapiro từ Cục Dự trữ Liên bang San Francisco, lạm phát PCE cơ bản tăng trong nửa đầu năm 2018 chủ yếu là do các mức giá này. Một phần của sự gia tăng là do thay đổi giá hợp đồng điện thoại di động và mức phí, lệ phí của dịch vụ tài chính cao hơn (bao gồm cả thuế đối với thẻ tín dụng và máy rút tiền).

Cái gì đi lên thì cũng có thể đi xuống. Chuyên gia tư vấn Gregory Dace của Oxford Economics cho rằng lạm phát cơ bản từ giữa 2018 cũng phản ánh phần không theo chu kì của lạm phát. Trong khi đó phần chu kì của lạm phát không thay đổi nhiều. Nó duy trì ở mức 0.7% từ năm 2004 – 2007. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, thậm chí có dấu hiệu cho thấy thành phần này có thể đang suy yếu.

Tóm lại, những nghiên cứu này cho thấy áp lực lạm phát cơ bản không giảm trong nửa cuối năm 2018 vì ngay từ đầu nó đã không có ở đó. Nhưng điều này đặt ra một bài toán khó hơn: Với sức mạnh rõ ràng của thị trường lao động Mỹ, tại sao thành phần chu kỳ của lạm phát lại không thay đổi? Đây là câu hỏi các nhà kinh tế cần phải giải quyết trước khi nó trở thành một cuộc tranh luận lớn.

Theo: Trí thức trẻ

Tin trước: Thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn gói gọn 2 từ "tiềm năng"

Tin tiếp: Sửa đổi mới danh mục bảng giá mua, bán