IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Khi các nhà đầu tư bất động sản thảo luận về thị trường mới nổi năng động nhất trên toàn cầu, thật khó để không nhắc tới Việt Nam với động lực to lớn là tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cùng tầng lớp trung lưu đang gia tăng với thu nhập tăng trưởng nhanh. Lớp dân số trẻ có học thức cao đã giúp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng,  đứng đầu Đông Nam Á, cùng với đó là sự gia tăng số lượng lớn các công nhân, kỹ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tạo tiền đề giúp Việt Nam nằm trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới. Nối tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ này, GDP đạt 7,1% năm 2018, dự báo năm 2019 đạt 7%. Điều này giúp thúc đẩy triển vọng của các nhà đầu tư quốc tế trong việc tạo dấu ấn tại thị trường bất động sản đầy tiềm năng này.

Trong ba năm vừa qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng theo từng năm. Các chủ đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí các tuyến metro. Các chủ đầu tư Việt Nam thường hợp tác dưới hình thức liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm vị trí dự án đầu tư và quản lý dự án.

Theo Vietnam Report, sau giai đoạn 2015 – 2017 tăng trưởng tích cực nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản, nhiều công ty xây dựng, đặc biệt hoạt động trong phân khúc nhà ở và thương mại cho rằng, họ đã trải qua một năm 2018 kinh doanh thành công. Thị trường vật liệu xây dựng cũng theo đó phát triển ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước.

Theo số liệu tổng hợp, toàn ngành đã sản xuất và tiêu thụ 95 triệu tấn xi măng; sản xuất và tiêu thụ gần 705 triệu m2 gạch ốp lát; sản lượng sản xuất và tiêu thụ sứ vệ sinh đạt khoảng 16 triệu sản phẩm; trên 16 triệu m2 đá ốp lát.

Năm 2019, ngành xây dựng – vật liệu xây dựng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng. Theo dự báo của BMI, ngành xây dựng sẽ tăng trưởng 7,23% trong năm 2019.

05 Xu hướng chủ đạo của ngành xây dựng:

Thứ nhất:  Nhu cầu về xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng giao thông sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, và tiếp tục tăng trong vòng 10 năm tới nhờ vào xu hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

Thứ hai:  Xây dựng công nghiệp được xem là điểm sáng trong năm 2019 và những năm tới.

Thứ ba: Xây dựng khu dân cư thông minh, tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh, sử dụng vật liệu xây dựng mới – vật liệu xây dựng xanh được đề cao.

Thứ tư: D&B (Thiết kế và Thi công) tiếp tục là mô hình mang tính cạnh tranh của các công ty xây dựng. Mô hình này thay thế phương thức truyền thống D&B&B (Thiết kế, đấu thầu, thi công) nhằm giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ hoặc bị đình hoãn,  tham gia D&B vô hình chung sẽ làm tăng tính cạnh tranh với các nhà thầu cơ điện, đòi hỏi các doanh nghiệp M&E phải chuyên nghiệp hơn từ nhân sự đến kỹ thuật.

Thứ năm: Hoạt động xuất khẩu là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng ngành vật liệu xây dựng. Dự báo sẽ xuất khẩu sang các quốc gia đang phát triển có nhu cầu xây dựng cao như Bangladesh, Campuchia, Philippines…

Thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài đã quen thuộc với quy tắc cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, có kinh nghiệm quản lý phong phú và chế độ quản lý nội bộ doanh nghiệp chặt chẽ đối với những dự án có mức độ rủi ro lớn, quy mô đầu tư lớn, hàm lượng kỹ thuật cao, công trình phức tạp nên một số dự án tương đối lớn của đất nước như công trình xây dựng dầu khí, giao thông, năng lượng, kết cấu hạ tầng…được doanh nghiệp xây dựng nước ngoài nhận thầu và thắng thầu ở thị trường Viêt Nam là điều khó tránh khỏi.

Thứ hai: Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có tiền vốn hùng hậu, đóng vai trò là công ty chủ thầu chính dự án trong các dự án BOT. Còn đại đa số doanh nghiệp xây dựng trong nước không đủ tiền vốn, thể chế quản lý lạc hậu thì chỉ giữ vai trò thầu phụ trong dự án BOT.

Thứ ba: Nguồn nhân lực của Chúng ta có thể nói là đầy đủ nhưng hầu hết là lao động phổ thông chưa được đào tạo về xây dựng chưa có trình độ nên năng suất lao động chưa cao.

Thứ tư: Cơ sở vật chất, kỹ thuật chỉ ở mức sơ khai, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu ở mức cao, việc Việt nam hội nhập sâu với quốc tế dẫn đến ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam, Họ có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng tay nghề khiến dẫn đến các Tập đoàn xây dựng của Chúng ta phải cạnh tranh gay gắt.

1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
6
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Ngày nay, do đặc thù ngành hầu hết các doanh nghiệp Xây dựng chưa ứng dụng giải pháp ERP vào trong quản trị doanh nghiệp. Lý do là doanh nghiệp vẫn chưa được chuẩn hóa theo quy trình, vẫn còn làm theo cảm tính nhiều hơn. Dẫn đến việc ứng dụng phần mềm gặp rất nhiều khó khăn. Phần mềm quản lý Xây dựng Bất động sản là giải pháp phần mềm quản lý kinh doanh tổng thể và xuyên suốt dành cho chủ đầu tư dự án bất động sản. Hệ thống đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý từ quá trình đầu tư dự án,theo dõi xây dựng dự án, quản lý sản phẩm, lịch thanh toán, chính sách bán hàng, tính giá, thu hồi công nợ theo đợt thanh toán đến việc hỗ trợ tự động hóa các giao dịch giữ chỗ, đặt cọc, góp vốn, mua bán, chuyển nhượng, bàn giao sổ đỏ…, Các doanh nghiệp Xây dựng và Bất động sản có một số điểm khác biệt về quản lý như sau:
Khó khăn doanh nghiệp Xây dựng - Bất động sản gặp phải
01
01
- Khó khăn kết hợp nền tảng kết hợp các quy trình làm việc của các phòng ban và bộ phận khác nhau?
02
- Khó khăn quản lý thông tin các nhân viên trong doanh nghiệp: thông tin cá nhân, thông tin liên lạc, đánh giá nhân viên, hợp đồng nhân viên,….
02
03
03
- Khó khăn quản lý lịch sử giao dịch đối với khách hàng: số lần giao dịch, giá trị giao dịch,các sản phẩm giao dịch, chi tiết các lần mua và quá trình thanh toán của khách hàng, tất cả đều được lưu trữ trên hệ thống và thống kê chi tiết?
04
- Khó khăn quản lý kế hoạch nhập hàng, dự trữ hàng, quản lý hàng tồn kho, hàng chờ xuất,…?
04
05
05
- Khó khăn quản lý chi tiết và tự động công nợ phải thu đối với từng khách hàng, theo loại hàng hóa, số tiền đã thanh toán, số tiền còn nợ, tổng công nợ, các khoản nợ khó đòi,…?
06
- Khó khăn quản lý và theo dõi, tìm kiếm các dạng tài liệu liên quan đến dự án?
06
07
07
- Khó khăn trong việc kiểm soát chi phí toàn diện & tính toán tiến độ theo chi phí?
08
- Khó khăn kiểm soát & điều phối vật tư giữa các công trình?
08
09
09
- Nhiều dự án xây dựng, kiến trúc cùng lúc khiến việc quản lý tiến độ và quy trình chồng chéo, khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực và chi phí….?
10
- Mất nhiều thời gian cho nhà quản lý họp hành để nắm bắt tiến độ, phê duyệt công việc của cấp dưới đệ trình…?
10
11
11
- Khó khăn trong việc theo dõi, kiểm soát tiến độ công việc, xử lý các xung đột công việc?
12
- Khó khăn theo dõi ngân sách dự án: kiểm soát dòng tài chính dự, án, cân đối nguồn thu đầu tư dự án và chi đầu tư dự án, Tổng hợp chi phí, quyết toán dự án?
12
13
13
- Khó khăn quản lý vật tư: Yêu cầu vật tư theo định mức công việc thực hiện dự án, Nhập, xuất vật tư cho các hạng mục dự án, Theo dõi tồn kho vật tư?
14
- Khó khăn trong việc ghi nhận khối lượng hoàn thành, Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, Chấm công, ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp dự án?
14
15
15
- Khó khăn việc tổng hợp Doanh thu, chi phí phát sinh, lãi vay, chi phí phân bổ, hiệu quả, KQHĐ kinh doanh theo dự án, Công ty?

 

Khách hàng tiêu biểu