Insight khách hàng là gì? Cách xác định chính xác insight khách hàng

08.06.2023

Insight khách hàng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong lĩnh vực marketing. Đây được xem như yếu tố then chốt tác động trực tiếp đến hiệu của mỗi chiến dịch PR, Marketing, Tiếp thị.

Vậy hãy cùng Meliasoft tìm hiểu insight khách hàng là gì và cách để xác định chính xác insight khách hàng trong bài viết dưới đây nhé!

Insight khách hàng là gì?

Để có thể định nghĩa được khái niệm này, bạn hãy tham khảo một số câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  • Mong muốn của khách hàng là gì?
  • Thói quen tiêu dùng của khách hàng là gì?
  • Hành vi mua hàng của họ ra sao?
  • Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào?

Đáp án những câu hỏi đó là nhân tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Đó cũng là cách giải thích đơn giản nhất cho thuật ngữ mà Meliasoft muốn nhắc đến trong bài viết.

Insight khách hàng chính là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng, nhưng ẩn giấu sâu ở bên trong. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng sẽ có thể đưa ra những giải pháp “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa”, tạo nên sự khác biệt – làm khách hàng thỏa mãn và tin dùng sản phẩm.


Insight khách hàng là gì?

5 bước phổ biến khai thác Insight khách hàng

Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Bạn cần nắm được những thông tin cơ bản của khách hàng: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân… tiếp đến là những thông tin sâu hơn về hành vi, sở thích…đây sẽ là tiền đề để tìm ra insight khách hàng.

Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Nhu cầu khách hàng xuất phát từ những động lực sâu bên trong diễn biến tâm lý phức tạp của khách hàng. Điều này trả lời cho câu hỏi “Khách hàng cần mua sản phẩm đáp ứng tiêu chí nào?”

Ví dụ:

Phân tích tâm lý mua hàng, phụ nữ có xu hướng đánh giá toàn diện hơn, dựa trên cảm nhận chủ quan và cả thông tin khách quan từ uy tín thương hiệu cũng như phản hồi của khách hàng. Trong khi đó nam giới có xu hướng ưu tiên thông tin khách quan (chất liệu, kiểu dáng, tốc độ, v…v..) thay vì cảm nhận chủ quan.

Vì vậy, việc lên danh sách nhóm nhu cầu khách hàng sẽ giúp các bạn có thể tìm ra những insight khách hàng chính xác và phân luồng các chiến dịch marketing theo đúng insight.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Dựa vào những chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ, bạn dễ dàng phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm yêu cầu, tâm lý nào của khách hàng mục tiêu.

Những thông tin này rất giá trị để bạn có thể tham khảo trong việc tìm insight khách hàng chính xác và rút ngắn thời gian tìm kiếm, nghiên cứu. Bên cạnh đó, có thể đối thủ đi trước đã có những cách tiếp cận sai hoặc thông điệp của họ chưa đủ mạnh mẽ, đó sẽ là những bài học đắt giá cho chiến dịch marketing sắp tới của bạn.

Bước 4: Trò chuyện với khách hàng

Insight khách hàng là những điều ẩn giấu rất sâu trong tâm lý của họ, thậm chí đôi khi họ cũng không ý thức được mong muốn thực sự của họ là gì.

Giao tiếp là cơ hội gần nhất để bạn hiểu được tâm lý thực sự và phân tích insight khách hàng.

Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác là cơ hội gần nhất để bạn hiểu được tâm lý thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ… thông qua việc đặt những câu hỏi, lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, từ đó tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình tìm kiếm insight và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Bước 5: Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin

Từ các bước thu thập và nghiên cứu trên, lượng thông tin thu nhận được rất lớn. Vì vậy dữ liệu khách hàng cần được lưu trữ và phân loại nên được thực hiện theo một quy trình thống nhất và đã được phân luồng để tránh nhầm lẫn. Quá trình tổng hợp các khoa học thì giai đoạn phân tích số liệu càng kỹ bấy nhiêu xác định insight khách hàng càng chính xác.

Một lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý, insight khách hàng cũng cần được kiểm chứng, và hiệu quả của chiến dịch marketing chính là phương pháp thực tế nhất thay cho những phán đoán chủ quan.

Bạn có thể chia giai đoạn hoặc chia nhỏ chiến dịch để thực hiện việc kiểm chứng thay, đừng vội vàng để mang insight khách hàng đến toàn bộ các chiến dịch marketing để tránh những rủi ro nhất định (Insight khách hàng chưa đủ thuyết phục, Hiệu ứng tâm lý ngược..).

Hãy thử nghiệm insight khách hàng này trên cấp độ nhỏ hơn chiến dịch hoặc một chiến dịch nhỏ để xem xét đánh giá phản hồi của khách hàng.

Hy vọng với những thông tin trên đây của Meliasoft đã giúp độc giả hiểu rõ được “Insight khách hàng là gì?” và cách khai thác insight khách hàng hiệu quả để áp dụng vào chiến lược marketing của mình. Tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác của Meliasoft về Marketing nhé:

Tin trước: Các Phân hệ trong ERP Quan trọng, Cần thiết cho Doanh nghiệp

Tin tiếp: Phiếu Đề nghị nhập thành phẩm