Các Phân hệ trong ERP Quan trọng, Cần thiết cho Doanh nghiệp

06.06.2023

Các phân hệ trong ERP là tập hợp tính năng, nhóm tính năng khác nhau và cùng phục vụ và tối ưu hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Meliasoft sẽ đề cập chi tiết đến các module trong ERP mà mọi doanh nghiệp đều cần biết.

Thông thường, một hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP đều chia thành nhiều phân hệ nhỏ để việc quản lý được chuyên sâu hơn. Trong đó, các phân hệ trong ERP phổ biến thường có ở mọi giải pháp ERP bao gồm:

1. Phân hệ tài chính – kế toán

Trước đây, đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng một phần mềm kế toán riêng lẻ kết hợp với các phần mềm khác hoặc thậm chí là kết hợp với sổ sách để quản lý. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đơn vị nhà cung cấp ERP đã triển khai phân hệ kế toán trong phần mềm ERP, giúp giải quyết đầy đủ nghiệp vụ kế toán, tài chính thông thường, vừa đáp ứng nhu cầu về quản lý và điều hành công ty.


Các phân hệ trong ERP mà doanh nghiệp không thể thiếu

>>>> Thông Tin Hữu Ích: 4 bước khai thác lợi ích của ERP triệt để cho doanh nghiệp

2. Phân hệ quản lý bán hàng

Chẳng hạn như quản lý báo giá, theo dõi các đơn đặt hàng của khách hàng và quản lý các điều kiện thanh toán.

Ngoài ra, phân hệ này sẽ giúp doanh nghiệp minh bạch hóa các quy trình bán hàng, gia tăng hiệu quả bán hàng của nhân viên, cũng như tiết kiệm thời gian mua hàng cho khách.


Phân hệ bán hàng hỗ trợ tối ưu quy trình và hiệu quả bán hàng

>>>> Tiếp Tục Với: Đặc điểm của ERP trong quản lý doanh nghiệp

3. Phân hệ quản lý sản xuất

Đây là phân hệ cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch và theo dõi quy trình sản xuất. Căn cứ vào các số liệu sản xuất theo kế hoạch hoặc theo đơn hàng, phần mềm ERP sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất thích hợp giúp tối ưu chi phí và thời gian, đồng thời, giảm bớt tỷ lệ mắc lỗi trong quá trình sản xuất, kiểm kê hàng hóa cho quá trình nhập – xuất.

Không những thế, hệ thống còn tính toán nhu cầu nguyên vật liệu, máy và nhân công từ các định mức sản xuất do doanh nghiệp đã thiết lập. Phụ thuộc vào các yếu tố về thời gian, nguồn lực và máy móc để thiết lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch đặt hàng. Tất cả các số liệu này sẽ cho phép doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh tiến độ sản xuất đúng với kế hoạch và yêu cầu đặt ra.

Một số phần mềm ERP còn cung cấp các tính năng quản lý kho hay quản lý, theo dõi chất lượng. Cách sử dụng hệ thống ERP kết hợp nhiều phân hệ như vậy sẽ giúp doanh nghiệp quản lý quy trình sản xuất, quản lý kho và phân phối sản phẩm hiệu quả.


Ứng dụng các phân hệ ERP cho doanh nghiệp

>>>> Xem Thêm: Bí quyết giảm thiểu chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp

4. Phân hệ quản trị nhân sự

Ngoài các phân hệ cơ bản kể trên, các phân hệ trong ERP phổ biến khác phải kể đến là quản trị nhân sự. Phân này này quản lý mọi thông tin liên quan đến nhân viên trong doanh nghiệp như hồ sơ nhân viên, kỹ năng/kiến thức hiện có, thời gian làm việc, tăng ca/vắng mặt, khung lương tương ứng, v.v.


Một trong các module trong ERP rất cần thiết là quản trị nhân sự

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Meliasoft về các phân hệ trong ERP phổ biến mà doanh nghiệp nên biết. Tóm lại, qua những phân tích trên có thể thấy rằng, sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP sẽ mang đến nhiều lợi thế trong việc quản lý và tăng doanh thu sản phẩm.

Tin trước: Yếu tố ảnh hưởng chi phí triển khai ERP và cách giảm chi phí

Tin tiếp: Insight khách hàng là gì? Cách xác định chính xác insight khách hàng