Đặc điểm của ERP trong quản lý doanh nghiệp

25.05.2023

ERP là một phần mềm mang đến nhiều ưu điểm vượt trội có thể giúp quy trình quản lý doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Điều này là nhờ các đặc điểm của ERP vượt trội, tối ưu mà những hệ thống khác chưa thể đáp ứng được. Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Meliasoft!

1. Đặc điểm của ERP

Đặc điểm của ERP là khả năng mở rộng và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình. Hệ thống ERP loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp như: Tài chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho… Cụ thể hơn:

1.1 Quản lý bao quát, tổng thể mọi nghiệp vụ trong doanh nghiệp

ERP hỗ trợ quản lý mọi quy trình, phòng ban trong doanh nghiệp – từ các phân hệ trong ERP – từ Phần mềm quản lý mua hàng, Phần mềm quản lý bán hàng​, đến Phần mềm kế toán,… Từ đó, người quản lý có thể nắm bắt bức tranh tổng thể về tình hình doanh nghiệp, thay vì phải chờ báo cáo rời rạc từ từng bộ phận, hay phải lo lắng vì các phòng ban, dữ liệu không liên kết với nhau.

Ngoài ra, tất cả thông tin của doanh nghiệp tập trung tại một vị trí cho phép tăng cường hợp tác và hoàn thành các nghiệp vụ. Khả năng hiển thị đầy đủ này cho phép người quản lý dễ theo dõi quy trình giữa các bộ phận, đồng thời biến các quy trình công việc trở nên mạch lạc hơn nhờ vào việc khai thác lợi ích của phần mềm ERP.

Đặc điểm của ERP trong quản lý doanh nghiệp

1.2 Loại bỏ các phần mềm riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp

Hợp tác là một yếu tố quan trọng giúp một doanh nghiệp phát triển mạnh. Nếu như làm việc trên các phần mềm riêng lẻ, rời rạc, thì việc chia sẻ dữ liệu sẽ phải thực hiện thủ công, tiềm ẩn nhiều sai sót. Đặc điểm của ERP là giúp kết nối tất cả nghiệp vụ, phần mềm này với nhau, chia sẻ trực tiếp dữ liệu từ phòng ban này sang phòng ban khác.

Một đặc điểm của ERP là giúp hợp lý hóa các quá trình hợp tác với các người khác bằng cách cung cấp cho nhân viên quyền truy cập, chia sẻ dữ liệu cần ngay trên hệ thống tập trung. Từ đó giúp tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí hoạt động liên quan đến việc theo dõi dữ liệu thủ công cũng như sự gắn kết của nhân viên cao hơn.

ERP giúp kết nối các bộ phận riêng lẻ trong doanh nghiệp

1.3 Mua một giải pháp ERP nhận 3 sản phẩm

Với giải pháp ERP, doanh nghiệp không đơn thuần mua một sản phẩm phần mềm. Thực tế, thay vì chi tiêu tài nguyên cho nhiều hệ thống, khi mua một giải pháp ERP bạn có thể nhận 3 sản phẩm:

  • Ý tưởng quản trị
  • Chương trình phần mềm
  • Phương tiện kết nối

Từ đó, việc đào tạo nhân sự để thao tác trên ERP sẽ được rút ngắn hơn nhiều so với việc đào tạo một nhân viên học cách sử dụng nhiều phần mềm. Vì họ chỉ cần học một hệ thống thay vì tương tác với nhiều hệ thống riêng lẻ.

2. Phân tích hệ thống ERP trong quản lý doanh nghiệp

Với ERP đều được thực hiện trên một hệ thống.


Hệ thống ERP trong quản lý doanh nghiệp

2.1 R – Resource

Chữ R trong ERP là viết tắt bởi Resources (nguồn lực), bao gồm: nhân lực, tài chính và công nghệ. Việc ứng dụng đặc điểm của ERP trong doanh nghiệp đòi hỏi chúng ta phải biến nguồn lực này thành tài nguyên:

  • Tạo điều kiện cho từng bộ phận phát triển các nguồn lực để phục vụ công ty.
  • Lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lực của bộ phận để duy trì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận tại mọi thời điểm.
  • Xây dựng quy trình khai thác hiệu quả nhất.
  • Luôn cập nhật chính xác và kịp thời về tình hình nguồn lực của công ty.

2.2 P – Planning

Đặc điểm của ERP đối với doanh nghiệp chính là tận dụng, khai thác các nguồn lực trên một cách hiệu quả. Đầu tiên, ERP tính toán và dự đoán các khả năng có thể xảy ra trong quá trình quản lý sản xuất / vận hành của công ty.

Ví dụ, ERP giúp nhà máy tính toán chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho từng đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu nguyên vật liệu, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng, v.v Điều này cho phép công ty luôn có đủ nguyên liệu sản xuất, nhưng vẫn không thể để tồn kho quá mức.

Ngoài ra, ERP tạo liên kết giữa văn phòng công ty – đơn vị thành viên, giữa các phòng ban và trong nội bộ các phòng ban, hình thành quy trình nghiệp vụ mà mọi nhân viên trong công ty phải tuân theo.

Vì vậy, đặc điểm của ERP là tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh…, từ đó lên kế hoạch phân bổ, điều phối nguồn lực hiệu quả.

Cơ cấu hệ thống phần mềm ERP

3. Kết luận

Có thể nói, ERP xử lý tất cả các lĩnh vực hoạt động từ lập kế hoạch, thống kê, kiểm toán, phân tích và quản lý thông qua một hệ thống phần mềm thống nhất, đa chức năng. Từ đó giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động và đảm bảo rằng doanh nghiệp phản ứng kịp thời với những thay đổi liên tục trong môi trường bên ngoài.

Hy vọng với những đặc điểm của ERP mà Meliasoft đề cập trong bài viết sẽ giúp việc quản lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Liên hệ với Meliasoft qua hotline 024 32 636 555 nếu doanh nghiệp cần được tư vấn và hỗ trợ!

Tin trước: Hệ thống ERP là gì? Ứng dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP

Tin tiếp: Cách sử dụng hệ thống ERP như thế nào đảm bảo đúng quy trình?