Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise Resource Planning) đã được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kể từ những năm 1990. Khi đó, công cụ này chủ yếu được doanh nghiệp dùng để quản lý kế toán và nhân sự. Ngày nay, ERP hoàn toàn có thể tùy chỉnh, hỗ trợ quản trị đa phân hệ đến thiết bị, quản trị nguồn lực đến làm việc từ xa và được sử dụng cho nhiều bộ phận như tài chính, sản xuất, bán lẻ, bán hàng…
Những lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, bởi vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu và ứng dụng ERP một cách chuyên sâu. Qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tới doanh nghiệp những ngành nghề nào sẽ được hưởng lợi nhất khi ứng dụng hệ thống ERP.
Hệ thống ERP thiết kế theo kiến trúc phân lớp rất phổ biến hiện nay. Tiện ích này cho phép các nhà cung cấp nghiên cứu và tùy chỉnh thêm sát với nhu cầu sử dụng của người dùng. Hay nói cách khác, dựa trên ngành nghề và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, phần mềm sẽ được chỉnh sửa sao cho tối ưu việc quản lý chuyên sâu nhất có thể.
Hơn nữa, không chỉ chỉnh sửa các phân hệ cho phù hợp mà giao diện của phần mềm cũng được tùy chỉnh nếu doanh nghiệp yêu cầu. Phần mềm có thể linh hoạt thay đổi để đạt được mức độ chuyên sâu cao nhất, hỗ trợ toàn thể doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh. Một số lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp có thể kể tới như:
Đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ, hệ thống ERP ngày nay đã có thể ứng dụng triển khai được cho rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là những ngành phổ biến, khó quản lý thủ công, phù hợp để ứng dụng hệ thống ERP chuyên sâu.
Phần mềm ERP ngày càng có lợi cho lĩnh vực sản xuất. Một nghiên cứu của Tập đoàn Aberdeen cho thấy, 48% các nhà lãnh đạo sản xuất khẳng định phần mềm dành riêng cho ngành sẽ hỗ trợ họ kinh doanh hiệu quả hơn.
Bằng cách sử dụng ERP, các bộ phận tài chính, mua hàng, sản xuất và quản lý vận hành dễ dàng “giao tiếp”, thiết lập cảnh báo nhanh chóng với mô-đun tùy chỉnh dựa trên nhiệm vụ cần thiết. Các bộ phận tài chính có thể thiết lập báo cáo và dự báo tùy chỉnh, trong khi các nhóm hoạt động và sản xuất có thể thiết lập cảnh báo về mức tồn kho thấp, máy móc bị hỏng và thu hồi. Nếu được kết hợp với CRM, cảnh báo thu hồi có thể được gửi đến mọi khách hàng và nhà cung cấp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các nhóm bán hàng có thể liên lạc trực tiếp với các nhóm kho để đảm bảo độ chính xác của hàng tồn kho theo thời gian thực và các kỳ vọng thực tế của khách hàng.
Hệ thống phần mềm ERP có thể giúp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe xử lý mọi hoạt động hàng ngày, bao gồm cả việc mua sắm và tìm nguồn cung ứng các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, có thể giám sát chặt chẽ các báo cáo về bảng lương, quản lý tài chính trên toàn hệ thống, chi nhánh một cách hiệu quả.
Cùng với công cụ kinh doanh thông minh, hệ thống phần mềm ERP có thể cung cấp cho nhà quản trị các phân tích số liệu quan trọng, chẳng hạn như chất lượng chăm sóc so với chi phí chăm sóc… Ngoài ra, khi kết hợp với những phân hệ khác, ERP còn giúp doanh nghiệp lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể giám sát chặt chẽ các mối quan hệ với khách hàng và nhà nghiên cứu.
Hệ thống ERP giúp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn theo dõi nhân viên, lịch dọn dẹp, thu gom rác thải, lịch hẹn đặt phòng và hủy bỏ, cũng như theo dõi các vị trí tuyển dụng một cách dễ dàng, trực quan. Với ERP, các nhà quản lý có thể lưu giữ tất cả các thông tin quan trọng ở một nơi duy nhất để giảm thiểu các dữ liệu trùng lặp và xung đột như các phòng đặt đôi. Ngoài ra, hệ thống còn được sử dụng trong việc giám sát các nhà hàng và báo cáo tình hình các hoạt động trong khách sạn.
Hệ thống phần mềm ERP cũng là một công cụ có giá trị cho các cơ sở học tập và nghiên cứu, vận dụng trong việc quản lý các nhu cầu hậu cần của họ. Trường học có thể đảm bảo mức tồn kho của các mặt hàng thiết yếu, theo dõi các nhà cung cấp tốt nhất để sử dụng và quản lý các sáng kiến một cách dễ dàng. Các nhóm tài chính có thể đảm bảo các khoản trợ cấp và kinh phí được phân bổ hợp lý nhờ các mô-đun được thiết kế để theo dõi việc đăng ký và chi tiêu tài trợ của chính phủ; hay như việc chấm công, tiền lương cho các giáo viên đứng lớp…
Nhờ những hiệu quả đem lại, mà việc sử dụng hệ thống ERP trong lĩnh vực bán lẻ cũng ngày càng trở nên phổ biến. ERP cung cấp một giải pháp quản lý đáng tin cậy, đơn giản và nhanh chóng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, bảo đảm hàng hóa được quản lý tức thời tại kho, quầy, vị trí…
Bằng cách kết hợp phần mềm quản lý bán lẻ (POS) với CRM, các nhân viên bán hàng và người quản lý có thể truy cập hệ thống, lưu trữ thông tin khách hàng đầy đủ để phân tích và tìm ra cơ hội kinh doanh một cách kịp thời. Ngoài ra, việc xúc tiến các cơ hội bán hàng có cơ sở được thực hiện duy trì và lặp lại do đã có thông tin đầy đủ kèm lịch sử giao dịch trước đó.
Phần mềm ERP cung cấp phân tích dữ liệu mạnh mẽ cho một số quy trình xây dựng, bao gồm:
Bằng cách tích hợp các hệ thống khác nhau vào một giải pháp toàn diện, doanh nghiệp sẽ có tất cả các công cụ thiết yếu để quản lý toàn bộ vòng đời của một dự án. Điều này rất quan trọng, vì việc sử dụng phần mềm kế toán, lập kế hoạch và quản lý tài liệu không phù hợp có thể làm trì hoãn các dự án xây dựng và sự phát triển của chính công ty. Việc không có các giải pháp phần mềm tích hợp có khả năng gây thiệt hại cho dự án xây dựng nếu phát sinh các trường hợp không mong muốn.
Ngoài ra, còn một số ngành nghề khác nữa cũng thích hợp để triển khai hệ thống ERP, cùng minh chứng về những doanh nghiệp đã triển khai thành công, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY.