IC-dac-thu-nganh-min.pngTổng quan ngành 

Ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về công suất, sản lượng cũng như chủng loại thép. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ để cho ra lò những sản phẩm thép có chất lượng cao, được các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng. Nhờ đó, ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong khu vực và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ngành thép khu vực Đông Nam Á và cải thiện vị trí trong ngành công nghiệp thép thế giới. Năm 2020, ngành thép Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 14 trong top 50 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới theo thống kê của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel). Đây là bước tiến rất khá trên bản đồ ngành thép thế giới.

Đầu năm 2021, thị trường thép Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực so với năm trước cả về sản lượng và tiêu thụ bất chấp sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn. Ngành thép Việt Nam hoạt động hiệu quả khi tỷ lệ huy động công suất thép Việt Nam luôn trên 100%.

Theo số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thô cả nước quý I đạt 5,025,987 tấn, tăng 29%; Bán hàng đạt 4,956,105 tấn, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó lượng thép xuất khẩu đạt 657,046 tấn, tăng 27%. Sau 5 tháng đầu năm, ngành thép dẫn đầu tăng trưởng sản xuất công nghiệp với sản xuất thép cán tăng tới 60% so với cùng kỳ, thép thô tăng 18.4% so với cùng kỳ.

Khu vực thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu chủ yếu nhập khẩu thép dẹp từ đối tác lớn là Nga và Hàn Quốc. Tuy nhiên, từ giữa năm 2020 với tác động của dịch COVID-19 mà các nước này đã phải tạm ngừng các lò sản xuất thép. Do đó đã tạo điều kiện cho Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này và có thể dẫn tới các đơn hàng thường xuyên hơn ở thị trường này

Trước các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc thực thi hiệp định mới, ngành thép được kỳ vọng có thêm điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Tuy nhiên hiện nay, ngành thép vẫn phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là ngành thép phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu khiến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Theo thông tin của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đến nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của thép Việt Nam là ASEAN và một số thị trường truyền thống khác.

Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung thép toàn cầu đều có xu hướng dư thừa trong khi nền kinh tế thế giới đang chững lại thì sự phát triển bứt phá của ngành thép Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm của các thị trường xuất khẩu

Đáng chú ý hơn, xưa nay thép Việt vẫn phải đối diện với ma trận hàng rào phòng vệ thương mại khắp nơi khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu của thép Việt.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân chính là do thép là nguyên liệu cho tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng và là vật liệu chiến lược nên rất nhiều quốc gia chú ý đến. Hơn nữa, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam đã khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là hai thị trường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhiều nhất mặc dù tỷ trọng xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất khiêm tốn.

Bên cạnh đó, hiện các doanh nghiệp thép trong nước vẫn hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, chi phí cao – khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp tự vệ được áp dụng nhiều như hiện nay. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, nỗ lực đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường.

Trước những hệ lụy của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang phải “gồng mình” đối phó. Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng đang lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Ngay từ năm 2019, bất động sản và nhu cầu đầu tư của người dân nói chung có phần chững lại đã khiến cho thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng phải tìm cho mình một hướng đi mới, thay đổi phương pháp cách quản lý kênh bán hàng thủ công bằng việc ứng dụng công nghệ trong việc quản lý kênh bán hàng.

Thách thức trong quản lý kênh phân phối đối với ngành vật liệu xây dựng

  • Không nắm được thông tin, báo cáo thực tế tình hình thị trường, từng khu vực.
  • Khó quản lý bán đúng giá và phạm vi hoạt động bán hàng đối với nhà phân phối.
  • Nhân viên không nắm cụ thể lịch sử lấy hàng của từng đại lý.
  • Khó áp dụng được quy trình bán hàng để giảm thời gian và gia tăng kết quả.
  • Thiếu thông tin cho nhân viên khi đi bán hàng.
  • Mức hợp tác trong các chương trình quảng cáo và hiệu quả của từng đợt quảng cáo là rất khó.
  • Triển khai và áp dụng các chính sách đôi khi còn chậm trễ, chưa linh hoạt làm mất cơ hội chiếm lĩnh thị phần.
  • Khó khăn trong quản lý hàng tồn kho của NPP, hàng hoá thất thoát hoặc hư hỏng.
  • Không quản lý được vị trí, năng lực KPI cho từng nhân viên, từng địa bàn quản lý.
  • Số lượng các trung gian tương đối nhiều dẫn đến việc kiểm soát và quản lý mạng lưới trung gian phân phối gặp nhiều khó khăn.
  • Mức độ bao phủ thị trường không đồng đều giữa các khu vực chủ yếu tập trung gần khu vực thành phố.
  • Hoạt động phân phối công ty chưa gây được ấn tượng, hiệu quả chưa cao trong quá trình khuyến khích, chiết khấu và hậu mãi cho các nhà phân phối.
 
1
Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
2
Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
3
Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
4
Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
5
Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
6
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
7
Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Doanh nghiệp lĩnh vực vật liệu xây dựng, sắt, thép luôn là doanh nghiệp chịu biến động mạnh mẽ từ thị trường. Trong khó khăn, không hẳn tất cả các doanh nghiệp đều chịu tác động xấu. Việc quản lý tốt doanh nghiệp là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, gia tăng doanh thu. Để khắc phục được các khó khăn hiện tại của Doanh Nghiệp, và hỗ trợ Doanh Nghiệp hoạch định được các kế hoạch trong thời gian tới. Meliasoft đã phát triển Giải pháp phần mềm quản lý Doanh nghiệp ngành sắt thép nhằm tạo nền tảng tốt nhất để Doanh Nghiệp phát triển.
01
01
Công nghệ lạc hậu cũng làm giảm tính cạnh tranh của ngành Thép trong nước. Đây là một hạn chế với các DN khi cần quản lý chặt về chất lượng, chi phí sản xuất.
02
Khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, phân tích dự báo thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường.
02
03
03
Khó khăn việc tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín, hiệu quả, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, khả năng cạnh tranh về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu.
04
Các công ty trong ngành Thép cần phải liên tục cải tiến, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
04
05
05
Khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn tránh sử dụng vốn không hiệu quả, dẫn tới nguy cơ thiếu hụt vốn?
06
Khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch xuất từ đơn hàng kết hợp tồn kho để xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp?
06
07
07
Khó khăn quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm để xây dựng quy trình tối thiểu hóa chi phí
08
Khó khăn trong việc quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau (Đại lý cấp 1, cấp 2, bán lẻ), mặt hàng khác nhau có thể gây thất thoát cho công ty, mất uy tín với khách hàng.
08
09
09
Khó khăn trong việc thống kê doanh thu theo từng nhóm hàng/từng kênh bán hàng (Đại lý, công trình, bán lẻ,…)
10
Doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời doanh thu theo NVKD, cửa hàng, đại lý để có cơ chế điều chỉnh chính sách động viên, chính sách khoán kịp thời dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh.
10
11
11
Gặp khó khăn trong việc phân bổ hàng cho những kênh phân phối bán hàng thông qua đại lý/cửa hàng hoặc bán lẻ cho các hộ gia đình, các công trình,…
12
Khó kiểm soát được tình hình thực hiện đơn đặt hàng, hợp đồng, công trình để đốc thúc giao hàng dẫn đến trễ tiến độ giao hàng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
12
13
13
Khó khăn trong việc quản lý đơn vị tính của ngành như tôn (mua kg, cắt bán mét), sắt cây (mua kg, bán cây) trong việc nhập hoặc xuất kho, quy đổi ra đơn vị tính còn lại?
14
Khó khăn trong việc theo dõi công nợ chi tiết theo từng khách hàng, công trình, hợp đồng dẫn đến mất thời gian, công sức đối chiếu, dễ nhầm lẫn.
14
15
15
Không quản lý tốt hạn nợ, tuổi nợ theo từng khách hàng để đốc thúc thu hồi công nợ dẫn đến bị chiếm dụng vốn.
16
Khó khăn trong việc tập hợp doanh thu bán hàng theo nhân viên thị trường dẫn đến mất nhiều thời gian, dễ sai sót trong việc tính lương thưởng cho nhân viên.
16
17
17
Khó khăn quản lý, phân loại dễ thất thoát, tìm kiếm hàng hóa trong kho nếu không sử dụng việc dán nhãn?
18
Khó khăn trong việc quản lý mua hàng trong nước hoặc nhập khẩu, quản lý hàng hóa mua về xuất thẳng ra công trình, chi phí mua hàng lớn cần phân bổ
18
19
19
Khó khăn trong việc thống kê, kiểm soát dòng tiền, cập nhật tình trạng đơn hàng nhân viên thị trường, lái xe theo thời gian thực?
20
Khó khăn trong công việc tính toán chiết khấu công nợ thường được tập trung xử lý định kỳ hàng tháng, gây khó khăn khi bán hàng, có thể xảy ra sai sót trong quá trìn tính toán chiết khấu cho các đại lý
20
21
21
Khó khăn trong việc quản lý chi phí theo từng khoản mục, công trình (Tạm ứng nhân viên, chi phí tiếp khách, Chi phí vận chuyển, Chi phí khác(lobby),… dẫn tới không cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết.

Khách hàng tiêu biểu